Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích số liệu
Hiện tƣợng đa cộng tuyến
Kết quả cho thấy hệ số phóng đại phƣơng sau (VIF) có giá trị nhỏ hơn 2 (bảng 4.19) đạt yêu cầu (VIF <10). Vậy mô hình hồi quy tuyến tính bội không có hiện tƣợng đa cộng tuyến, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hƣởng đến kết quả giải thích của mô hình. Kết luận, mô hình hồi quy tuyến tính trên có thể sử dụng đƣợc.
4.2.7 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Kết quả mô hình hồi quy cho thấy 05 nhân tố: LS (lãi suất cho vay), NV (nhân viên tín dụng), PR (chƣơng trình marketing), QT (quy trình tín dụng), DB (thẩm định tài sản đảm bảo) có ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp. Do đó, các giả thuyết H2, H3, H4, H5, H6 của mô hình nghiên cứu đƣợc chấp nhận.
Trong đó, nhân tố ảnh hƣởng mạnh nhất đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa là nhân tố lãi suất (LS) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.467, thứ hai là quy trình tín dụng (QT) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.284, thứ ba là nhân viên tín dụng (NV) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.218, thứ tƣ là thẩm định tài sản đảm bảo (DB) với hệ số Beta chuẩn hoá là 0.142, và cuối cùng là chƣơng trình marketing (PR) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.138.
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Kết quả
H1: chất lƣợng sản phẩm dịch vụ có ảnh hƣởng thuận chiều đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp
Bác bỏ Sig = 0.000
H2: lãi suất cho vay có ảnh hƣởng thuận chiều đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp
Chấp nhận Sig = 0.143
H3: nhân viên tín dụng có ảnh hƣởng thuận chiều đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp
Chấp nhận Sig = 0.000
H4: chƣơng trình marketing có ảnh hƣởng thuận chiều đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp
Chấp nhận Sig = 0.000
H5: quy trình tín dụng có ảnh hƣởng thuận chiều đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp
Chấp nhận Sig = 0.000
H6: thẩm định tài sản đảm bảo có ảnh hƣởng thuận chiều đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp
Chấp nhận Sig = 0.003
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Hình 4.3: Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả
4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp Thẩm định tài sản đảm bảo Quy trình tín dụng Chƣơng trình Marketing Nhân viên tín dụng Lãi suất cho vay
chiều đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp, bao gồm: (1) lãi suất cho vay (LS), (2) quy trình tín dụng (QT), (3) nhân viên tín dụng (NV), (4) thẩm định tài sản đảm bảo (DB), (5) chương trình marketing (PR). Trong đó, nhân tố ảnh hƣởng mạnh nhất đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa là nhân tố lãi suất cho vay (LS) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.467, thứ hai là quy trình tín dụng (QT) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.284, thứ ba là nhân viên tín dụng (NV) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.218, thứ tƣ là thẩm định tài sản đảm bảo (DB) với hệ số Beta chuẩn hoá là 0.142, và cuối cùng là chƣơng trình marketing (PR) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.138. Kết quả phân tích hồi quy hoàn toàn phù hợp với giả thuyết đặt ra ban đầu.
Căn cứ dựa trên kết quả phân tích hồi quy về mức độ tác động của các yếu tố đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp, kết hợp những phân tích về thực trạng phát triển cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp là cơ sở khoa học để tác giả đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy tăng trƣởng cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp trong thời gian tới ở Chƣơng 5.
Kết luận Chƣơng 4
Chƣơng 4 đã trình bày kết quả nghiên cứu của đề tài và các kiểm định đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê SPSS 22. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 05 yếu tố tác động đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp. Cụ thể, nhân tố ảnh hƣởng mạnh nhất đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp dựa trên hệ số Beta chuẩn hóa là nhân tố lãi suất cho vay (LS) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.467, thứ hai là quy trình tín dụng (QT) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.284, thứ ba là nhân viên tín dụng (NV) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.218, thứ tƣ là thẩm định tài sản đảm bảo (DB) với hệ số Beta chuẩn hoá là 0.142, và cuối cùng là chƣơng trình marketing (PR) với hệ số hồi quy Beta chuẩn hóa là 0.138. Trên cơ sở đó, nội dung ở Chƣơng tiếp theo tác giả sẽ đề xuất các giải pháp và khuyến nghị thích hợp nhằm thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng đối với hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp trong thời gian tới.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH
5.1 Kết luận
Vận dụng kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng, đề tài đã xác định đƣợc các yếu tố và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố này đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp. Cụ thể:
Nghiên cứu định tính đƣợc vận dụng trong việc tổng kết cơ sở lý thuyết và lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc đây về các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng, kết hợp với các ý kiến thu thập đƣợc thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm, tác giả đã đề xuất thang đo lƣờng để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất.
Nghiên cứu định lƣợng đƣợc thực hiện với cỡ mẫu là 257. Sau khi kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy đa biến. Kết quả phân tích hồi quy cho ra mô hình gồm 05 yếu tố tác động đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp, bao gồm: (1) lãi suất cho vay (LS), (2) quy trình tín dụng (QT), (3) nhân viên tín dụng (NV), (4) thẩm định tài sản đảm bảo (DB), (5) chương trình marketing (PR). Cụ thể, 05 yếu tố: lãi suất cho vay (LS), quy trình tín dụng (QT), nhân viên tín dụng (NV), thẩm định tài sản đảm bảo (DB), chương trình marketing (PR) có ảnh hƣởng cùng chiều đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp. Trên cơ sở đó, có thể kết luận rằng khi tăng giá trị của một trong 5 yếu tố trên đều góp phần thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng đối với hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp.
5.2 Đề xuất chính sách
Phần tiếp theo, dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đề xuất một số gợi ý chính sách nhằm thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng đối với hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp trong thời gian tới. Trên cơ sở thứ tự về mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố, tác giả đề xuất một số gợi ý chính sách nhƣ sau:
5.2.1 Lãi suất cho vay
Chứng tỏ yếu tố này có tác động mạnh nhất trong các yếu tố còn lại đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp nhƣng lại chƣa đƣợc khách hàng đánh giá cao. Ở hai tiêu chí “Lãi suất cho vay của Vietinbank Đồng Tháp hấp dẫn, mang tính cạnh tranh cao” có giá trị trung bình (Mean) = 2,9735 và “Thông tin về lãi suất cho vay đƣợc công bố minh bạch, chính xác và rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin” có giá trị trung bình (Mean) =2,8254. Do vậy, Vietinbank Đồng Tháp cần phải hết sức chú trọng đến yếu tố này vì đây cũng là yếu tố tác động mạnh nhất đến hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
Vấn đề yếu tố lãi suất là vấn đề hết sức nhạy cảm, đƣợc khách hàng quan tâm nhiều nhất khi đi vay. Mức lãi suất hấp dẫn đƣơng nhiên sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng quan tâm và mong muốn hợp tác. Một mức lãi suất cho vay phù hợp là một mức lãi suất mà nó đảm bảo đƣợc khả năng sinh lời của ngân hàng, cũng nhƣ đảm bảo khả năng chi trả của khách hàng, đáp ứng kỳ vọng của họ. Vì thế, Vietinbank Đồng Tháp cần thƣờng xuyên cập nhật các thông tin kinh tế, những biến động của thị trƣờng nhằm xây dựng một mức lãi suất hấp dẫn, thu hút khách hàng hiện tại cũng nhƣ tiềm năng.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, việc cạnh tranh thông qua mức lãi suất hấp dẫn là chiến lƣợc thƣờng thấy tại các Ngân hàng. Vì vậy, Vietinbank Đồng Tháp cần tạo cho mình sự khác biệt không chỉ bằng cách hạ lãi suất cho vay mà còn cần có những ƣu đãi lãi suất dành cho khách hàng. Đó là một yếu tố quan trọng nhằm giúp Vietinbank Đồng Tháp có thể tồn tại và phát triển. Chính vì những lý do trên, Vietinbank Đồng Tháp cần phải chú trọng quan tâm nhiều hơn để nâng cao chất lƣợng về chiến lƣợc lãi suất nhằm thu hút đƣợc nhiều khách hàng (nhất là những khách hàng tiềm năng), đồng thời giữ chân những khách hàng truyền thống, qua đó thúc đẩy tăng trƣởng cho vay bán lẻ tại Chi nhánh.
5.2.2 Quy trình tín dụng
Bình quân sự đánh giá của khách hàng đánh giá về yếu tố này là 3,2672 ở mức trên trung bình. Đây là yếu tố tác động thứ hai đến hoạt động cho vay bán lẻ tại
Ngân hàng. Kết quả thống kê mô tả cho thấy thủ tục quy trình tín dụng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, nó giúp cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng đƣợc diễn ra một cách khoa học, chặt chẽ và logic. Vì thế, Vietinbank Đồng Tháp cần tập trung hoàn thiện các thủ tục, quy trình tín dụng trên cơ sở xây dựng một quy trình thủ tục đơn giản gọn nhẹ, dễ hiểu và dễ dàng thực hiện đối với khách hàng, lƣợc bỏ bớt các bƣớc, các yêu cầu không thật sự cần thiết.
Quy trình cho vay đang đƣợc áp dụng tại Vietinbank Đồng Tháp đƣợc xây dựng khá khoa học và chặt chẽ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ khâu tiếp nhận hồ sơ thẩm định hồ sơ, quyết định cho vay và kiểm tra sử dụng vốn, thu hồi vốn sau khi cho vay vẫn còn lỏng lẻo. Để quy trình này đạt đƣợc hiệu quả thì cần phải thực hiện chặt chẽ ở các giai đoạn sau:
- Giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin khách hàng. Việc kiểm tra các thông tin liên quan đến hồ sơ pháp lý, năng lực tài chính, năng lực quản lý, uy tín tín dụng chủ yếu dựa trên hai nguồn thông tin là từ khách hàng và từ thông tin nội bộ trên mạng của ngân hàng. Nhân viên tín dụng cần phải tận dụng toàn bộ nguồn thông tin này để có đƣợc nhận định chính xác về khách hàng vay. Vì nguồn thông tin do chính khách hàng cung cấp có thể tính chính xác không cao, đặc biệt trong trƣờng hợp khách hàng cố ý làm sai nên để tránh gặp phải rủi ro thông tin, ngân hàng cần có sự kết hợp với một số cơ quan ban ngành có đủ chức năng để đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp (ví dụ: cơ quan thuế,…) và áp dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp chủ doanh nghiệp, khách hàng vay và một số đối tƣợng có liên quan, đồng thời sử dụng triệt để nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc (CIC) để nắm bắt tính xác thực của thông tin. Một rủi ro khác có thể xảy ra ở giai đoạn này là sự chủ quan hoặc cố ý đƣa ra nhận định chủ quan của cán bộ tín dụng trong việc nhận xét về năng lực tài chính của khách hàng. Do đó, hiện nay Vietinbank Đồng Tháp đang áp dụng một phần mềm chấm điểm để xếp loại doanh nghiệp và cá nhân vay vốn để có cơ sở cho vay cũng nhƣ quyết định lãi suất. Tuy nhiên, hiện nay phần mềm này vẫn chƣa thực sự đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn vì biểu chấm điểm cũng nhƣ xử lý thông tin còn hẹp, cho ra những kết quả
xếp loại chƣa thực sự thuyết phục. Hệ thống chấm điểm tín dụng, xếp loại doanh nghiệp, cá nhân vay vốn này cần đƣợc cải tiến mở rộng thang điểm, tăng chỉ tiêu thông tin để đạt đƣợc hiệu quả sử dụng cao hơn.
- Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ. Khi thẩm định phƣơng án vay vốn, nhân viên tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phƣơng án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hƣởng đến việc thực hiện phƣơng án, dự án. Vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tƣ vào kế hoạch kinh doanh sắp tới. Ngoài ra, khi thẩm định phƣơng án vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải đánh giá năng lực tài chính, khả năng sản suất kinh doanh của khách hàng vay để xem xét hiệu quả vốn tín dụng. Quá trình này phải kết hợp với nguyên nhân khách hàng vay, đánh giá đƣợc các phƣơng diện: rủi ro do ngành, rủi ro do kinh doanh,…và nên đƣợc thực hiện dựa trên các chỉ tiêu nhƣ: khả năng sinh lời, khả năng khai thác và sử dụng tài sản, tình hình sử dụng nguồn vốn và khả năng thanh toán. Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, nhân viên tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phƣơng án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể mà bƣớc đầu tín dụng chƣa thẩm định đƣợc nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý. Có thể nói trong bất kỳ trƣờng hợp nào thì nguồn vốn tự có phải đƣợc coi là nguồn lý tƣởng để trả nợ. Nhân viên tín dụng phải cố gắng tránh quan điểm cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản đảm bảo trực tiếp hoặc của bên thứ ba bảo lãnh vì khi xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay thì quá trình này diễn ra lâu dài, mất nhiều thời gian và thiệt thòi luôn nghiêng về phía ngƣời cho vay. Đồng thời, ngân hàng nên yêu cầu doanh nghiệp vay phải có số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh với những nguồn vốn vay của ngân hàng trong thời hạn đang vay vốn nhằm phát hiện những thay đổi có chiều hƣớng xấu của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, ngân hàng
cũng có thể tăng cƣờng thuê đội ngũ thẩm định chuyên nghiệp trong những phƣơng án xin vay lớn, mang tính kỹ thuật sâu để có thể phân tích chính xác tính khả thi trƣớc khi quyết định cho vay.
- Giai đoạn quyết định cho vay. Trƣớc khi cán bộ tín dụng đề xuất cho vay và lãnh đạo ngân hàng quyết định cho vay thì cần phải tập hợp một số thông tin về thị trƣờng, chính sách kinh tế,… để có cái nhìn hệ thống về rủi ro có thể xảy ra trong một bối cảnh cụ thể trƣớc khi ra quyết định. Việc ra quyết định cho vay cần phải có sự kiểm tra kỹ lƣỡng thay vì kiểm tra sơ sài và quyết định theo đề nghị của cán bộ tín dụng thì hiệu quả phòng ngừa rủi ro sẽ cao hơn. Đối với những khoản vay phải thông qua Hội đồng tín dụng để xét duyệt thì càng ẩn chứa rủi ro cao, hoạt động của Hội đồng tín dụng vẫn mang tính hình thức, các thành viên không có đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu hồ sơ và đa phần vẫn quyết định theo đề nghị của cán bộ tín dụng trực tiếp xử lý hồ sơ. Chính vì vậy, hoạt động của Hội đồng tín dụng cần quy định thời gian nghiên cứu hồ sơ cụ thể và phải có ý kiến bằng văn bản của tất cả