Quản trị cơ cấu tài sản có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 69 - 71)

CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

5.2 Các khuyến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời cho Ngân hàng thương

5.2.1 Quản trị cơ cấu tài sản có

Theo kết quả thống kê thì tổng tài sản gia tăng giúp nâng cao khả năng sinh lời; bên cạnh đó, tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản có cũng mối tương quan thuận đến ROE. Điều này cho thấy việc gia tăng tổng tài sản cũng như quản lý tốt cơ cấu tài sản thì sẽ giúp cải thiện khả năng sinh lời. Do đó, giải pháp cần thiết để nâng cao khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động của VCB là phải quản trị tốt cơ cấu tài sản có, cụ thể:

(1) Kiểm soát việc sử dụng tài sản: VCB cần tiến hành rà soát tất cả các khoản

mục sử dụng vốn, xem xét các khoản mục đó đã được sử dụng hợp lý và tối ưu chưa, khoản mục nào cần được cắt giảm thì cần phải thực hiện cứng rắn và kịp thời; tránh việc đầu tư dàn trải, không những không mang lại hiệu quả mà đôi khi có thể gây tổn thất nặng nề.

(2) Tăng tỷ trọng của tài sản sinh lời trên tổng tài sản, trong đó chủ yếu là tăng dư nợ cho vay đảm bảo mục tiêu sinh lợi và an toàn.

Trong các hoạt động tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng thì tín dụng là hoạt động mang lại phần lớn thu nhập cho ngân hàng; tăng trưởng tín dụng góp phần chủ yếu làm tăng lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng của VCB còn chưa bền vững, tập trung vào các khách hàng lớn, tăng trưởng tín dụng tập trung ở tín dụng trung dài hạn, hệ số sử dụng vốn chưa được cải thiện đáng kể. Vì vậy, VCB cần tăng trưởng tín dụng một cách bền vững để gia tăng khả năng sinh lời, trong đó công tác khách hàng là nhiệm vụ trung tâm, xuyên suốt; đổi mới mạnh mẽ công tác khách hàng làm nền tảng thúc đẩy phát triển hoạt động kinh doanh những năm tiếp theo thông qua các giải pháp cụ thể:

Duy trì quan hệ với khách hàng truyền thống: Giữ ổn định và từng bước gia

tăng thị phần khách hàng truyền thống. Tối đa hóa giới hạn tín dụng đã phê duyệt, có chính sách quản lý đặc thù đối với nhóm khách hàng mục tiêu.

Phát triển khách hàng mới: Phát triển khách hàng bán buôn một cách chủ

động, phát triển khách hàng mới là doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong các ngành hàng/lĩnh vực có triển vọng nhằm xây dựng chương trình phát triển Khách hàng mới để định hướng cho các chi nhánh.

Xây dựng, vận hành chính sách giá/lãi suất/sản phẩm: chính sách giá, lãi

suất đòi hỏi phải có sự linh hoạt cao phù hợp với từng nhóm khách hàng, tiếp cận, chăm sóc khách hàng linh hoạt, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.

Bán chéo sản phẩm: Chủ động hợp tác với đối tác lớn, khách hàng bán buôn

quan trọng để xây dựng sản phẩm theo chuỗi kinh doanh, chuỗi cung ứng. Tăng cường bán theo gói, bán chéo giữa bán buôn – bán lẻ nhằm mở rộng cơ sở khách hàng và đạt lợi ích tổng thể.

Xây dựng các công cụ quản trị hỗ trợ bán hàng: tập trung quản lý bán theo

mô hình mới, chú trọng vai trò của các phòng giao dịch; đẩy mạnh thi đua bán hàng; tăng cường truyền thông, quảng cáo, chăm sóc khách hàng song song với nâng cao chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)