Mô tả mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 42 - 44)

CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2 Mô hình nghiên cứu

3.2.1 Mô tả mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đo lường, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô đến khả năng sinh lời của VCB, từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lời VCB. Trên cơ sở đó, phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân tích định lượng thông qua khảo sát mối quan hệ giữa các biến độc lập liên quan đến khả năng sinh lời của ngân hàng với biến phụ thuộc là tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của VCB.

Các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Theo

Bourke (1989) đã xem xét một vài mô hình và đưa đến kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính cho kết quả tốt như bất cứ mô hình nào khác trong việc nghiên cứu về khả năng sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả cũng sẽ sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của VCB giai đoạn 2009 – 2017.

Dựa vào mô hình nghiên cứu của Syafri thuộc khoa Kinh tế- Đại học Tríakti (2012) trong đề tài “Những yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM ở Indonesia” tác giả thiết lập mô hình cho nghiên cứu của mình ứng dụng cho ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.

Trong nghiên cứu của Syafri, mô hình sử dụng phương pháp hồi quy tổng hợp dữ liệu. Loại dữ liệu được sử dụng là dữ liệu từ các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia từ năm 2002 đến năm 2011. Mô hình của Syafri có biến phụ thuộc là ROA, các biến độc lập là: Tổng tài sản, Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, Dư nợ cho vay trên tổng tài sản, Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập, Thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản, Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay, Tốc độ tăng trường GDP và Tỷ lệ lạm phát. Tác giả áp dụng mô hình này trên một ngân hàng cụ thể là VCB và thiết lập hai mô hình, mô hình một với biến phụ thuộc là ROA và mô hình hai với biến phụ thuộc là ROE, các biến độc lập của hai mô hình tương tự nhau và giống với mô hình của Syafri. Cụ thể hai mô hình được viết dưới dạng như sau:

Mô hình 1: ROA và các yếu tố ảnh hưởng

ROAt = α0 + α1LnTAt + α2EAt + α3LAt + α4LLPt + α5CORt + α6DIVt +

α7GDPt + α8INFt + u (1)

Mô hình 2: ROE và các yếu tố ảnh hưởng:

ROEt = β0 + β 1LnTAt + β 2EAt + β 3LAt + β 4LLPt + β 5CORt + β 6DIVt

+ β7GDPt + β8INFt + u (2)

Trong đó: ROA : Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân

ROE : Lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân LnTA : Quy mô ngân hàng

LA : Khả năng cho vay

LLP : Tỷ lê Dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cho vay COR : Khả năng quản lý chi phí hoạt động

DIV : Mức độ đa dạng hóa thu nhập

GDP : Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

INF : Tỷ lệ lạm phát

α0 , β0 : Hằng số của mô hình α1 , β1 ... : Các hệ số hồi quy

u : Nhiễu, phần dư của phương trình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)