Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 32 - 39)

STT Yếu tố

ảnh hưởng Biến Nghiên cứu có liên quan

Kết quả nghiên cứu

1 Số người

phụ thuộc

PHUTHUOC

Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011); Trần Thế

Sao (2017) -

2 Độ tuổi TUOI Kenneth Ogol Ochung (2011) +

3 Thu nhập THUNHAP

Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011); Trần Thế

Sao (2017)

+

4 Trình độ TRINHDO

Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011); Trần Thế

Sao (2017)

+

5 Quy mô

khoản vay

QUYMO Robert Fanuel Makorere

(2014); Trần Thế Sao (2017) -

6 Lãi suất LAISUAT Trương Đông Lộc và Nguyễn

2.3.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT 2.3.1. Các mô hình nghiên cứu lý thuyết 2.3.1. Các mô hình nghiên cứu lý thuyết

2.3.1.1. Mô hình 5C

Khi các cá nhân đề nghị vay vốn, ngân hàng sử dụng một số chỉ tiêu để thẩm định tín dụng hồ sơ vay vốn đó, bao gồm Uy tín (Character), Năng lực (Capacity), Vốn (Capital), Thế chấp (Collateral) và Các điều kiện khác (Conditions) hay còn gọi tắt là mô hình 5C.

Uy tín (Character)

Uy tín là ấn tượng chung khách hàng để lại đối với ngân hàng. Ấn tượng này có thể là khá chủ quan. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đối với nhiều ngân hàng, thái độ của khách hàng là yếu tố quyết định liệu một khoản vay nhỏ có được phê duyệt hay không. Các vấn đề chủ yếu liên quan đến thái độ đáng ngờ bao gồm: sự thiếu hợp tác với ngân hàng, lừa dối, các vụ kiện tụng và thua lỗ. Thời gian, chi phí kiện tụng và chi phí cơ hội có thể phát sinh do khoản vay gặp vấn đề có thể lớn hơn nhiều so với thu nhập dự tính. Ngoài ra, một số yếu tố định tính khác như trình độ học vấn, kinh nghiệm điều hành kinh doanh, phẩm chất cá nhân của khách hàng cũng được xem xét.

Các tiêu chí đánh giá: (1) Uy tín trong lịch sử quan hệ tín dụng; (2) Kinh nghiệm của các TCTD, bên thứ ba đối với khách hàng; (3) Kinh nghiệm của ngân hàng đối với khách hàng; (4) Mục đích cấp tín dụng; (5) Khả năng phân tích, dự báo về hoạt động kinh doanh của khách hàng trong quá khứ; (6) Phân loại tín dụng, khả năng tín chấp của khoản vay.

Năng lực (Capacity)

Năng lực cụ thể ở đây là khả năng điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay thành công của khách hàng. Đây được coi là chỉ tiêu quan trọng nhất trong mô hình 5C.

Đánh giá năng lực được dựa trên việc đánh giá các yếu tố: kinh nghiệm điều hành, sản phẩm, tình hình hoạt động trên thị trường và khả năng cạnh tranh (nếu khách hàng sản xuất kinh doanh) hoặc thu nhập từ lương (nếu khách hàng là cán bộ, công nhân viên). Từ đó, ngân hàng dự tính được luồng tiền sẽ được sử dụng để trả nợ, thời gian trả nợ và xác suất trả nợ thành công của khách hàng. Việc đánh giá lịch sử các khoản vay và thanh toán các khoản vay cũng được coi là chỉ báo cho khả năng chi trả trong tương lai.

Có 4 tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực khách hàng: (1) Năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự; (2) Năng lực hoạt động và sản xuất kinh doanh; (3) Năng lực quản trị điều hành; (4) Tính hợp pháp của nhu cầu cấp tín dụng.

Vốn (Capital)

Là nguồn vốn tự có của khách hàng. Ngân hàng sẽ yên tâm hơn nếu khách hàng có vốn tự có đủ lớn. Ngân hàng nhìn nhận vốn tự có như là chỉ báo của mức độ cam kết cũng như mức rủi ro của khách hàng đối với kinh doanh của mình, nếu hoạt động kinh doanh không tốt thì chính khách hàng là người thiệt hại đầu tiên.

Tài sản bảo đảm (Collateral)

TSBĐ hay sự bảo lãnh của bên thứ ba là một hình thức khác mà khách hàng có thể đảm bảo với ngân hàng trong quan hệ tín dụng. Ngân hàng có thể xử lý TSBĐ của khách hàng khi khách hàng bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả nợ. Ngân hàng được đảm bảo quyền ưu tiên xử lý TSBĐ của khách hàng trước các chủ nợ khác. Đối với ngân hàng, đây là sự đảm bảo và là nguồn trả nợ thay thế ngoài dòng tiền trả nợ dự tính. Một số ngân hàng có thể yêu cầu có bảo lãnh của bên thứ ba cùng với TSBĐ. Trong một số trường hợp ngân hàng có thể yêu cầu bên bảo lãnh thứ ba ký giấy bảo lãnh cam kết sẽ thanh toán khoản vay nếu khách hàng vay (bên được bảo lãnh) không thể trả nợ.

Các tiêu chí chính để đánh giá TSBĐ: (1) Loại TSBĐ (bất động sản, động sản, máy móc thiết bị, hàng tồn kho, …); (2) Tính pháp lý của TSBĐ; (3) Khả năng thanh khoản của TSBĐ; (4) Giá trị TSBĐ.

Các điều kiện khác (Conditions)

Ngân hàng cho vay luôn thận trọng và tính đến những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Do vậy khi thẩm định tín dụng, ngân hàng sẽ đánh giá tình hình kinh tế trong và ngoài nước, tình hình kinh tế ngành của khách hàng đang hoạt động cũng như các ngành hoạt động liên quan có thể ảnh hưởng đến khách hàng. Những khách hàng mà hoạt động kinh doanh ổn định, không bị ảnh hưởng nhiều bởi biến động kinh tế sẽ được ngân hàng đánh giá tốt hơn.

Các điều kiện cần xem xét: (1) Ngành nghề kinh doanh có phù hợp với định hướng cấp tín dụng của ngân hàng hay không; (2) Kết quả kinh doanh của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành; (3) Năng lực cạnh tranh của khách hàng; (4) Mức độ nhạy cảm của khách hàng đối với chu kỳ kinh doanh và thay đổi về công nghệ; (5) Tình trạng thị trường lao động trong ngành, khu vực mà khách hàng đang hoạt động; (6) Các yếu tố chính trị, pháp lý, xã hội, môi trường ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của khách hàng.

2.3.1.2. Mô hình 5P

Mục đích (Purpose)

Người vay vốn ngân hàng nhất định phải có mục đích sử dụng, nếu mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh thì ngân hàng sẽ đồng ý cấp tín dụng. Vì vậy, mục đích vay vốn cần thể hiện rõ ràng trong hợp đồng tín dụng và còn phải chứng minh cụ thể qua các chứng từ, hóa đơn, hợp đồng kinh tế.

Thanh toán (Payment)

Người vay phải chứng minh có khả năng trả nợ với những khoản vay đến hạn. Khả năng thanh toán phụ thuộc vào nguồn thu nhập của khách hàng trong mối quan hệ với các khoản nợ vay. Nếu khả năng thanh toán đáp ứng được yêu cầu về mặt định lượng, thì các khoản nợ nói chung và nợ ngân hàng nói riêng sẽ được thanh toán đúng hạn.

Bảo vệ (Protection)

Một khoản tín dụng được cấp cho khách hàng phải được an toàn cho suốt chu kỳ luân chuyển nếu có được một hệ thống “bảo vệ” tốt. Hệ thống bảo vệ này không những nằm ngay trong quá trình luân chuyển sử dụng vốn (hợp pháp, đúng mục đích) mà còn được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, tài sản cầm cố, hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Tính an toàn của vốn tín dụng phụ thuộc vào hệ thống bảo vệ nó. Tùy điều kiện cụ thể mà có thể chấp nhận tiêu chuẩn “bảo vệ” cho phù hợp với từng khách hàng.

Chính sách (Policy)

Chính sách phát triển của doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Việc hoạch định chiến lược và sách lược trong nhiều nội dung như đổi mới công nghệ, trang thiết bị, vấn đề đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý, ổn định phát triển và chiếm lĩnh thị trường, đổi mới mẫu mã chất lượng sản phẩm. Trên một tầm nhìn có căn cứ, có định hướng thì khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mới ổn định và vững chắc.

Định giá (Pricing)

Thông thường các ngân hàng sẽ đưa ra các tiêu chí cụ thể bằng cách chấm điểm khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) để quyết định cho vay. Hệ thống XHTD giúp đánh giá rủi ro tiềm tàng của từng khoản tín dụng dựa trên phương pháp đánh giá bằng thang điểm. Hệ thống XHTD sử dụng các thông tin định

khách hàng, tương ứng với từng hạng khách hàng, Ngân hàng sẽ có chính sách cấp tín dụng phù hợp.

Các NHTM sử dụng mô hình 5C và 5P để thẩm định cho vay là phù hợp, tuy nhiên để sử dụng mô hình 5C và 5P cần phải vận dụng linh hoạt và có chọn lọc. Mô hình 5C và 5P là cơ sở khung lý thuyết nghiên cứu làm nền tảng cho đề tài.

2.3.1.3. Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ

XHTD nội bộ là việc NHTM đánh giá khả năng, xác suất trả nợ của khách hàng, mức độ rủi ro của khoản vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định cấp tín dụng, quản lý rủi ro, xây dựng chính sách khách hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng theo kết quả xếp hạng.

Hệ thống XHTD tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng, các NHTM không sử dụng kết quả XHTD nhằm thể hiện giá trị của người đi vay mà đơn thuần là đưa ra ý kiến hiện tại dựa vào các nhân rố rủi ro, từ đó chính sách tín dụng và giới hạn cho vay phù hợp. Một sự xếp hạng cao của một khách hàng vay chưa phải là chắc chắn trong việc thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay, mà chỉ là quyết định đúng đắn về tín dụng đã được điều chỉnh theo mức độ rủi ro tín dụng có liên quan đến khách hàng là người đi vay và tất cả các khoản vay của khách hàng đó. Thông qua kết quả XHTD khách hàng, ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ tín nhiệm của từng khách hàng vay vốn, xác định được mức độ rủi ro khi cung cấp khoản vay, khả năng trả nợ vay. Dựa vào kết quả xếp hạng ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay đảm bảo tính khách quan và khoa học. Hệ thống XHTD thường được phát triển theo ba phương pháp: phương pháp chuyên gia, phương pháp mô hình và phương pháp hỗn hợp (kết hợp cả yếu tố chuyên gia và kết quả mô hình tính toán); trong đó, phương pháp xếp hạng hỗn hợp được các TCTD sử dụng phổ biến nhất.

Sau khi nghiên cứu các mô hình lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay, tác giả nhận định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của cá nhân tại BIDV Ninh Thuận như sau:

Sơ đồ mô hình nghiên cứu:

(Nguồn: Tác giả xây dựng)

Biến phụ thuộc được sử dụng trong mô hình nghiên cứu là “KNTRANO”: khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, KNTRANO = 1 nếu khách hàng cá nhân trả nợ vay đúng hạn, KNTRANO = 0 nếu khách hàng cá nhân không trả nợ vay đúng hạn.

Mô hình Logistic được đề xuất dùng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Ninh Thuận như sau:

KNTRANO = β0 + β1PHUTHUOC + β2TUOI + β3THUNHAP + β4TRINHDO+ β5QUYMO+ β6LAISUAT

Trong đó: Tuổi Phụ thuộc Trình độ Đặc điểm nhân thái học Thu nhập Năng lực người đi vay Lãi suất Quy mô Đặc điểm khoản vay Khả năng trả nợ

- KNTRANO: knăng trả nợ của khách hàng cá nhân, KNTRANO = 1 nếu khách hàng cá nhân trả nợ vay đúng hạn, KNTRANO =0 nếu khách hàng cá nhân không trả nợ vay đúng hạn.

- PHUTHUOC, TUOI, THUNHAP, TRINHDO, QUY MO, LAISUAT: các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân.

- β 1, … β 6: các hệ số hồi quy của hàm Logit.

2.3.3. Giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu được đưa ra trong mô hình nghiên cứu đề xuất được mô tả gián tiếp qua các biến độc lập, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)