4.3.2 .Phương pháp nhân tố khám phá EFA
4.4. Phân tích các kết quả nghiên cứu
4.4.2. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach's Alpha
Cronbach (1951) đưa ra hệ số tin cậy cho thang đo. Chú ý, hệ số Cronbach’s Alpha chỉ đo lường độ tin cậy của thang đo (bao gồm từ 3 biến quan sát trở lên) chứ không tính được độ tin cậy cho từng biến quan sát (Nguyễn Đình Thọ, 2014).
Mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008):
+ Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt.
+ Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt. + Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện.
Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0,1]. Về lý thuyết, hệ số này càng cao càng tốt (thang đo càng có độ tin cậy cao). Tuy nhiên điều này không hoàn toàn chính xác. Hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (khoảng từ 0.95 trở lên) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau, hiện tượng này gọi là trùng lắp trong thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2014).
Vậy hệ số Cronbach’s Alpha nằm trong khoảng từ 0,6 đến 0,95 thì chấp nhận được.
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo nhân tố “sản phẩm tiền gửi tiết kiệm”
Số biến quan sát
Giá trị trung bình của nhân tố nếu
loại biến
Phương sai trung bình của nhân tố
nếu loại biến
Tương quan với biến tổng hiệu
chỉnh
Giá trị Cronbach Alpha nếu loại
biến Giá trị Cronbach Alpha = 0.774
SP1 6.63 2.198 0.657 0.646
SP2 6.61 2.311 0.635 0.674
SP3 6.90 2.076 0.552 0.774
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp ≥ 0.3. Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố 0.774 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy và ba biến quan sát đo lường cho nhân tố sản phẩm tiền gửi tiết kiệm được sử dụng cho mô hình trong bước phân tích EFA.
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo nhân tố “sự đa dạng của các dịch vụ ngân hàng”
Số biến quan sát
Giá trị trung bình của nhân tố nếu
loại biến
Phương sai trung bình của nhân tố
nếu loại biến
Tương quan với biến tổng hiệu
chỉnh
Giá trị Cronbach Alpha nếu loại
biến Giá trị Cronbach Alpha = 0.803
DV1 6.45 3.701 0.589 0.793
DV2 6.85 3.641 0.637 0.744
DV3 6.85 3.236 0.726 0.646
(Nguồn: Trích xuất kết quả SPSS tại phụ lục 4)
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp ≥ 0.3. Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố 0.803 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy và ba biến quan sát đo lường cho nhân tố sự đa dạng của các dịch vụ ngân hàng được sử dụng cho mô hình trong bước phân tích EFA.
Bảng 4.4.A. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo nhân tố “cơ sở vật chất” Kiểm định lần 1
Số biến quan sát
Giá trị trung bình của nhân tố nếu
loại biến
Phương sai trung bình của nhân tố
nếu loại biến
Tương quan với biến tổng hiệu
chỉnh
Giá trị Cronbach Alpha nếu loại
biến Giá trị Cronbach Alpha = 0.711
CSVC1 9.90 4.587 0.665 0.531
CSVC2 9.85 4.433 0.686 0.514
CSVC3 9.74 5.592 0.586 0.601
CSVC4 9.75 7.620 0.116 0.832
Kết quả kiểm định cho thấy biến quan sát CSVC4 có hệ số tương quan biến tổng là 0.116 <0.3. Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) của CSVC4 là 0.832> 0.711. Tôi quyết định loại biến này nhằm tăng độ tin cậy cho thang đo.
Bảng 4.4.B. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo nhân tố “cơ sở vật chất” Kiểm định lần 2
Số biến quan sát
Giá trị trung bình của nhân tố nếu
loại biến
Phương sai trung bình của nhân tố
nếu loại biến
Tương quan với biến tổng hiệu
chỉnh
Giá trị Cronbach Alpha nếu loại
biến Giá trị Cronbach Alpha = 0.832
CSVC1 6.57 3.369 0.734 0.724
CSVC2 6.52 3.246 0.752 0.705
CSVC3 6.41 4.399 0.609 0.846
(Nguồn: Trích xuất kết quả SPSS tại phụ lục 4)
Kết quả kiểm định lần 2 cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp ≥ 0.3. Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố 0.832 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy và ba biến quan sát đo lường cho nhân tố cơ sở vật chất được sử dụng cho mô hình trong bước phân tích EFA.
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo nhân tố “đội ngũ nhân viên”
Số biến quan sát
Giá trị trung bình của nhân tố nếu
loại biến
Phương sai trung bình của nhân tố
nếu loại biến
Tương quan với biến tổng hiệu
chỉnh
Giá trị Cronbach Alpha nếu loại
biến Giá trị Cronbach Alpha = 0.847
NS1 13.15 10.728 0.676 0.810
NS2 13.11 10.445 0.705 0.802
NS3 13.43 12.128 0.560 0.840
NS4 12.66 10.372 0.696 0.805
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp ≥ 0.3. Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố 0.847 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy và năm biến quan sát đo lường cho nhân tố đội ngũ nhân sự được sử dụng cho mô hình trong bước phân tích EFA.
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo nhân tố “Uy tín và thương hiệu”
Số biến
quan sát
Giá trị trung bình của nhân tố nếu
loại biến
Phương sai trung bình của nhân tố
nếu loại biến
Tương quan với biến tổng hiệu
chỉnh
Giá trị Cronbach Alpha nếu loại
biến Giá trị Cronbach Alpha = 0.762
UTTH1 10.01 3.954 0.549 0.712
UTTH2 10.05 3.788 0.562 0.705
UTTH3 10.05 4.180 0.495 0.739
UTTH4 10.00 3.594 0.639 0.661
(Nguồn: Trích xuất kết quả SPSS tại phụ lục 4)
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp ≥ 0.3. Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố 0.762 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy và bốn biến quan sát đo lường cho nhân tố uy tín và thương hiệu được sử dụng cho mô hình trong bước phân tích EFA.
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo nhân tố “các yếu tố khách quan”
Số biến
quan sát
Giá trị trung bình của nhân tố nếu
loại biến
Phương sai trung bình của nhân tố
nếu loại biến
Tương quan với biến tổng hiệu
chỉnh
Giá trị Cronbach Alpha nếu loại
biến Giá trị Cronbach Alpha = 0.819
YTKQ1 9.25 4.645 0.620 0.784
YTKQ2 9.23 4.718 0.647 0.769
YTKQ3 9.00 5.164 0.720 0.748
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp ≥ 0.3. Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố 0.819 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy và bốn biến quan sát đo lường cho nhân tố các yếu tố khách quan được sử dụng cho mô hình trong bước phân tích EFA.
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Cronbach Alpha cho thang đo nhân tố “quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân”
Số biến
quan sát
Giá trị trung bình của nhân tố nếu
loại biến
Phương sai trung bình của nhân tố
nếu loại biến
Tương quan với biến tổng hiệu
chỉnh
Giá trị Cronbach Alpha nếu loại
biến Giá trị Cronbach Alpha = 0.763
QD1 9.46 3.072 0.572 0.701
QD2 9.40 3.173 0.568 0.704
QD3 9.40 3.155 0.484 0.752
QD4 9.43 3.059 0.634 0.670
(Nguồn: Trích xuất kết quả SPSS tại phụ lục 4)
Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát của biến phụ thuộc đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp ≥ 0.3. Hệ số Cronbach Alpha của nhân tố 0.763 > 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy và bốn biến quan sát đo lường cho nhân tố quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân được sử dụng cho mô hình trong bước phân tích EFA.
Như vậy, sau khi kiểm định Cronbach Alpha, có 1 biến CSVC 4 cần phải được loại bỏ trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.