Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max
NIM 207 3.0210 1.1342 0.4623 7.2830 SIZE 207 31.8293 1.2344 28.7091 34.5452 OC 207 1.6409 0.4950 0.5825 3.0552 CAP 207 10.8926 5.4950 4.2556 35.6339 CR 207 1.0118 0.7728 0.0000 4.9644 LDR 207 88.9081 23.0638 37.1900 209.1100 GDP 207 5.9433 0.5686 5.0300 6.7800 INF 207 8.4833 6.3950 0.6300 19.8900
Nguồn: Tính toán từ chương trình Stata.
Bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng dao động từ mức thấp nhất là 0.46% (của Ngân hàng Phát triển TPHCM vào năm 2013) và cao nhất là 7.28% (của Ngân hàng Sài Gòn Công thương năm 2012) với mức trung bình của toàn mẫu quan sát là 3.02%, tức là trung bình các ngân hàng TMCP Việt Nam thu được 3.02 % lãi thuần từ mỗi động tài sản có sinh lời, với độ lệch chuẩn tương đối nhỏ 1.13%.
Một kết quả đáng chú ý là tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Giá trị trung bình là 10.89%, mức dao động giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất khá lớn (4.26% và 35.63%) phản ánh những thay đổi đáng kể trong quy mô vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. Điều này đồng nhất với nhận định về sự tăng trưởng vốn ngân hàng và mục tiêu ổn định hệ thống tài chính của Ngân hàng Nhà nước.
Rủi ro tín dụng được tính bằng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ cho vay, cũng là một biến đáng chú ý trong mô hình với giá trị trung bình là 1.01% và độ lệch chuẩn 0.77%. Có thể nhận định rằng hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua một giai đoạn khó khăn do rủi ro tín dụng cao và bất ổn
Đồng thời, từ bảng 4.3 có thể thấy được khoảng cách chênh lệch giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của biến định lượng LDR là khá lớn, thể hiện rõ nét đặc trưng của dữ liệu bảng. Cụ thể, biến LDR có mức chênh lệch lớn nhất với min là 37.19% (Maritime năm 2014) và max là 209.11% (của VietCapital 2008). Bên cạnh đó, biến GDP có mức chênh lệch giữa max và min thấp nhất trong tổng số các biến định lượng của mô hình.
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ TNLCB trung bình các ngân hàng TMCP Việt Nam (2008-2016)
Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ BCTC của các ngân hàng.
0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 NIM
Biểu đồ 4.1 thể hiện một cách rõ nét về xu hướng biến động của tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trong giai đoạn 2008 – 2016. Kết quả tính toán từ dữ liệu của 23 ngân hàng TMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016 cho thấy tỷ lệ thu nhập lãi cận biên trung bình là 2.72% với chênh lệch khá lớn giữa giá trị lớn nhất là 7.28% và giá trị nhỏ nhất là 0.46%. Điều này chứng tỏ tỷ lệ TNLCB giữa các ngân hàng TMCP có sự khác biệt khá rõ ràng.
Từ biểu đồ, giai đoạn 2008 – 2010, tỷ lệ TNLCB bắt đầu có xu hướng tăng nhẹ. Lý giải cho kết quả trên, theo Tổng cục Thống kê (2008), từ những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện cuối năm 2007, tỷ lệ lạm phát 2008 tăng nhanh lên đến 19.89%. Để kiềm chế lạm phát và đảm bảo mục tiêu tăng trưởng, chính sách tiền tệ nhiều lần thay đổi; lãi suất biến động đột ngột: 3 lần tăng, 5 lần giảm lãi suất cơ bản; điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc với 1 lần tăng và 4 lần giảm; lãi suất của dự trữ bắt buộc cũng được điều chỉnh tăng 3 lần, giảm 2 lần (Minh Đức 2008). Cũng trong năm 2008, ngân hàng bắt đầu thực hiện cho vay theo cơ chế trần lãi suất, không được quá 150% lãi suất cơ bản; đồng thời xóa trần lãi suất huy động được thỏa thuận giữa các thành viên Hiệp hội ngân hàng Việt Nam trước đó. Những biệu pháp này đã gây “cú sốc” với nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng, tăng trưởng tín dụng năm 2008 bắt đầu sụt giảm, đạt khoảng 25%. Năm 2010, Luật ngân hàng Nhà nước (sửu đổi) và Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được thông qua. Theo đó, các ngân hàng không được cấp tín dụng cho công ty chứng khoán con. Cũng vào năm 2010, quy định về tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8% lên 9%, tăng trưởng tín dụng tăng chậm, đồng thời lãi suất huy động tăng cao lên đến 18% (Viết Chung 2012).
Năm 2011, tình hình nợ xấu tăng mạnh và có sự lộ diện của các ngân hàng yếu kém. Đề án cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, đã ban hành các chính sách bảo đảm hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng từng bước ổn định, nguy cơ đổ vỡ cơ bản được đẩy lùi và trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước. Các ngân hàng TMCP yếu kém đã được tiến hành tái cơ cấu trên nguyên tắc tự nguyện. Khởi đầu là sư hợp nhất của 3 ngân hàng: Sài Gòn, Tín Nghĩa và Đệ Nhất, lấy tên hoạt động là ngân hàng TMCP Sài Gòn. Mặt khác, lãi suất huy động vốn leo thang, lên đến 20%/năm, dẫn đến ngân hàng Nhà nước phải quy định trần lãi suất huy động là 14%/năm. Sự thay đổi này
gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Bước sang năm 2012, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tuộc dốc, tăng trưởng tín dụng thấp, chỉ đạt khoảng 8.91% trong khi đó nợ xấu lại tăng cao lên đến 10%. Tiến trình tái cấu trúc tiếp tục với sự hợp nhất của Habubank và SHB; Westernbank và công ty tài chính PVFC. Trước tình hình biến động biểu đồ cho thấy năm 2011 và 2012 là 2 năm có tỷ lệ TNLCB cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu.
Sự kiện nổi bật trong năm 2013 là sự ra đời của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tiến hành mua lại nợ xấu của các ngân hàng, góp phần tạo thế chủ động kiểm soát sự gia tăng của nợ xấu và xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra các tổ chức tín dụng, tập trung vào việc thực hiện cơ cấu lại nợ, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, lợi nhuận và chia cổ tức; giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng yếu kém. Năm 2013 có sự phản ánh thực chất hơn trong tăng trưởng tổng tài sản và vốn của ngân hàng, sự tăng trưởng được ghi nhận là ít và không có hiện tượng tăng trưởng ảo. Nhìn chung, các chỉ số cơ bản của ngân hàng là khá tốt, tuy nhiên khi so sánh với biểu đồ 3.1 lại thấy tỷ lệ TNLCB giảm khá mạnh so với năm 2012.
Từ năm 2014 đến nay, tình hình kinh tế thế giới đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thị trường tài chính thế giới đã từng bước đi vào ổn định, dòng vốn đổ vào các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi tăng do các nền kinh tế này thực thi chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng hơn và giữ lãi suất ở mức thấp. Trong khi đó, tình hình kinh tế trong nước năm 2014 có nhiều dấu hiệu khả quan: lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, mặt bằng lãi suất có chiều hướng giảm dần, tăng trưởng tín dụng có cải thiện. Trong năm 2015, chính sách tiền tệ được điều hành theo hướng nới lỏng thận trọng nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ 13 - 15%, tổng phương tiện thanh toán tăng từ 16 - 18%, ổn định lạm phát ở mức 5% (Lê Thị Thùy Vân 2016). Với bối cảnh tình hình kinh tế trong năm 2015 đã và đang có dấu hiệu hồi phục tích cực, tạo điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp vay vốn và tiếp tục đầu tư đẩy mạnh sản xuất, thị trường tiền tệ đã thu được kết quả đáng khích lệ. Lãi suất chính sách được duy trì ở mức thấp kể từ sau lần điều chỉnh gần nhất vào tháng 3/2014; lãi suất cơ bản là 9%/năm, lãi suất tái cấp
vốn là 6,5%/năm và lãi suất tái chiết khấu là 4,5%/năm được duy trì trong suốt cả năm 2015. Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng có nhiều biến động do Ngân hàng Nhà nước tiến hành điều chỉnh tỷ giá VND/USD. Nhìn chung, mặt bằng lãi suất trong cả năm 2015 vẫn cao hơn so với mặt bằng của năm 2014, cho thấy nhu cầu sử dụng vốn trong năm 2015 cao hơn so với năm trước.
Quá trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng đã có những kết quả bước đầu. Đến cuối năm 2016, về cơ bản các khó khăn của hệ thống như: tình trạng căng thẳng thanh khoản, phát hiện và khu biệt các tổ chức tín dụng yếu kém, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo dưới 3,0%, số nợ xấu được xử lý từ năm 2013 đến nay hơn 500.000 tỷ đồng, sở hữu chéo, đầu tư chéo dần được kiểm soát, các TCTD chú trọng hơn vào quản trị rủi ro và quản trị điều hành, các văn bản quy phạm pháp luật về chuẩn mực an toàn trong hoạt động của các TCTD được ban hành. Hầu hết các khó khăn của hệ thống TCTD trước năm 2011 về cơ bản đã được tháo gỡ. Tăng trưởng tín dụng năm 2016 đạt khoảng 18,5% đảm bảo mục tiêu đề ra.
Thực trạng tỷ lệ thu nhập lãi cận biên qua các năm từ 2008 đến 2016 cùng với diễn biến tình hình hoạt động thực tế của hệ thống ngân hàng được phân tích như trên là bằng chứng thể hiện mối quan hệ giữa tính ổn định của hệ thống ngân hàng và tỷ lệ TNLCB. Cụ thể như khi nền kinh tế có nhiều biến động bất ổn, phức tạp như năm 2011 và 2012 thì tỷ lệ TLCB lại có xu hướng tăng và đạt mức cao nhất. Trong khi những năm nền kinh tế ổn định, có những bước khắc phục khả quan với các chỉ số khá tốt, tương đối ổn định và ít biến động thì tỷ lệ TNLCB có xu hướng giảm hoặc tăng nhẹ.
4.2.2. Phân tích mối tương quan giữa các biến
Trong quá trình kiểm tra dữ liệu nghiên cứu, tác giả nhận thấy có mối liên kết giữa các biến độc lập, ví dụ như sự tăng giảm ngược chiều nhau của tỷ lệ vốn và quy mô tài sản. Do đó, tác giả thực hiện kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập này.