thành chuỗi cung ứng tại Trung Nguyên
Để chiếm được đại đa số tình cảm của người tiêu dùng, Trung Nguyên đã dành ra một khoản chi phí lớn cho công tác PR cho thương hiệu tuy nhiên hiệu quả đã bị giảm nhiều.
Việc mở rộng thương hiệu một cách ồ ạt, cộng với đó là sự ra đời của các bên nhận nhượng quyền với chi phí sử dụng thương hiệu Trung Nguyên quá thấp, thậm chí là chi phí hỗ trợ đã dẫn đến tình trạng giá cả của các cốc cà phê tại các quán không đồng nhất.
Cơ cấu sản phẩm tại hệ thống quán chưa cân đối vì công ty quá tập trung vào thế mạnh của mình là cà phê phin mà không tập chung phát triển các mặt hàng mới có thể thu được lợi nhuận cao tại hệ thống quán như: cà phê máy, cà phê cappuccino…
Vấn đề biến đỗi khí hậu cũng đã ảnh hưởng đến việc canh tác của bà con nông dân, gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nguyên liệu của Trung Nguyên.
Do sự phân bố rộng khắp đất nước của Trung Nguyên đã đến tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực. Các nhân viên làm tại Trung nguyên chủ yếu là học sinh cấp III hoặc trung cấp chưa được đào tạo những kiến thức nền tảng về nghiệp vụ, ngoại ngữ, dẫn đến nhiều vấn đề khó khăn phát sinh khi phục vụ khách hàng, đặc biệt là khách nước ngoài.
Việc ứng dụng mô hình sản xuất suất cà phê được chứng nhận (UTZ) gặp nhiều khó khăn vì các nông dân hầu hết là lớn tuổi nên việc tiếp cận thông tin, công nghệ khó khăn hơn, người nông dân đã quen với lối canh tác cũ.