Ứng dụng nam châm điện:

Một phần của tài liệu Giáo trình Khí cụ điện (Nghề Điện công nghiệp Trung cấp) (Trang 37)

Chương 3 : KHÍ CỤ ĐIỆN BẢO VỆ

1. Nam châm điện

1.3. Ứng dụng nam châm điện:

Nam châm điện được ứng dụng nhiều trong các thiết bị nâng hạ, trong các thiết bị phanh hãm, trong các cơ cấu truyền lực chuyển động (bộ ly hợp).

a. Nam châm điện nâng hạ

Thường được dùng nhiều trong các cần trục, đặc biệt là trong các nhà máy chế tạo cơ

khí và luyện kim.

Nam châm điện nâng hạ (hình 3-5) có cuộn dây 1 được quấn trên lõi sắt từ2, sau đó được đổ đầy một lớp nhựa. Mặt cực 3 được bắt chặt vào lõi nam châm bằng các bu lông. Dây dẫn mềm 5 để đưa điện áp vào cuộn dây. Phần dưới của cuộn dây được bảo vệ bằng một vành 4 làm bằng vật liệu không dẫn từ(như thép măng gan cao cấp).

Lực nâng của nam châm điện tùy thuộc loại tải trọng cần di chuyển:

b. Nam châm điện phanh hãm:

Thường được dùng để hãm các bộ phận chuyển động của cần trục, trục chính các máy công cụ,...Có nhiều kết cấu thiết bị hãm nhưng thông dụng hơn cả là nam châm điện kiểu guốc phanh, kiểu băng, kiểu đĩa. Thường có hai loại:

- Nam châm điện hãm có hành trình dài.

- Nam châm điện có hành trình ngắn.

c. Bộ ly hợp điện từ:

Thường dùng nam châm điện dòng điện một chiều kết hợp với các đĩa ma sát để làm nhiệm vụ truyền chuyển động quay (bộ ly hợp) hoặc để phanh hãm (dừng chính xác) trong các bộ phận chuyển động của máy công cụ. Nó được chế tạo hai loại: loại một phía và loại ly hợp hai phía.

Bộ ly hợp điện từ được sử dụng nhiều trong những năm gần đây để tự động hóa quá trình điều khiển chạy và dừng các bộ phận cơ khí trong các máy móc gia công cắt gọt kim loại mà vẫn chỉ dùng một động cơ điện kéo.

Lưu ý:Khi sử dụng bộ ly hợp cần thực hiện kiểm tra định kỳ ba tháng một lần gồm:

- Kiểm tra độ mòn của chổi than, vành trượt.

- Kiểm tra cách điện của cuộn dây.

- Kiểm tra khe hở không khí...

2. Rơle điện từ. 2.1. Cấu tạo cơ bản:

Một phần của tài liệu Giáo trình Khí cụ điện (Nghề Điện công nghiệp Trung cấp) (Trang 37)