Chương 4 : KHÍ CỤ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN
1. Công-tắc-tơ
1.5. Các đại lượng cơ bản:
Điện áp định mức (điện áp đặt vào đầu tiếp điểm chính): đó là điện áp định mức của tải (mạch động lực).
Điện áp định mức của cuộndây (điện áp đặt vào 2 đầu cuộn dây): đó là điện áp làm việc định mức của cuộn dây công tắc tơ,nó được thể hiện ngay trên công tắc tơ. Giá trị điện áp này có thể giống và cũng có thể khác giá trị điện áp trên tiếp điểm chính.
Dòng điện định mức: là giá trị dòng điện đi qua tiếp điểm chính trong chế độ làm việc lâu dài mà không phá hủy tiếp điềm. Các cấp dòng định mức thông dụng của công
tắc tơ như sau: (10, 20, 25, 40, 60, 75, 100, 150, 300, 600) Ampe.
Khả năng đóng cắt: là giá trị dòng điện lớn nhất cho phép đi qua tiếp điểm chính khi đóng hoặc cắt công tắc tơ.
Tuổi thọ của công tắc tơ:là số lần đóng cắt tối đa mà sau đó công tắc tơ không làm
việc được nữa, thường tuổi thọ công tắc tơ do độ bền cơ khí, độ bền điện quyết định. Tần số thao tác: là số lần đóng cắt trong một giờ. Tần số thao tác bị hạn chế bởi sự phát nóng của các tiếp điểm chính do hồ quang sinh ra. Các cấp tần số thao tác thông dụng: (30, 100, 120, 150, 300, 600, 1200, 1500) lần. 1.6.Nguyên lý làm việc: - Cấu tạo: 1/ Thanh truyền động 2/ Tiếp điểm thường đóng 3/ Tiếp điểm thường mở 4/ Mạch từ 5/ Lò xo 6/ Cuộn dây điện từ.
Hình 4.3: Nguyên lý làm việc của công tăc tơ
Sự làm việc của công tắc tơ điện từ dựa trên nguyên tắc lực điện từ, khi ta cung cấp một điện áp U = (85 100)% Uđmvào cuộn dây, nó sẽ sinh ra từ trường, từ trường này sẽ
U 2 1 3 4 4 6 5
tạo ra lực từ có lực lớn hơn lực kéo lò xo của hệ thống truyền động. Nó sẽ hút lõi sắt phần động để khép kín mạch từ. Hệ thống tiếp điểm sẽ thay đổi trạng thái. Nếu như ở điều kiện bình thường (khi cuộn dây chưa có điện), tiếp điểm là đóng thì khi cho điện vào cuộn dây, tiếp điểm sẽ mở ra. Ngược lại, nếu như ở điều kiện bình thường (khi cuộn dây chưa có điện), tiếpđiểm là mở thì khi cho điện vào cuộn dây, tiếp điểm sẽ đóng lại.