Thảo luận kết quả phân tích mô hình ROE

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 60 - 61)

4.3. Kết quả phân tích hồi quy mô hình nghiên cứu

4.3.2.2. Thảo luận kết quả phân tích mô hình ROE

Nhìn vào Bảng 4.14 mô hình hồi quy ta thấy:

Ta có Prob F-statistic (Mức xác suất thống kê F)= 0.00000 < 0.05 (mức ý nghĩa là 5%) ta kết luận mô hình hồi quy này phù hợp và tồn tại. Hệ số xác định ( R-squared: độ khớp của mô hình ) = 0.6165 có nghĩa là các biến độc lập giải thích được khoảng 61.6% sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Giá trị P-value của biến LNTA = 0.000 < 0.01. Vì vậy, trong mô hình REM, biến LNTA có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, dấu phù hợp so với kỳ vọng giả thuyết ban đầu. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến LNTA tăng 1% thì ROE tăng 1.2673 %.

Giá trị P-value của biến EAT = 0.002 < 0.01. Vì vậy, trong mô hình REM, biến EAT có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, dấu phù hợp so với kỳ vọng giả thuyết ban đầu. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến EAT tăng 1% thì ROE giảm 0.163046 %.

Giá trị P-value của biến NPL/TL = 0.002 <0.01. Vì vậy, trong mô hình REM, biến NPL/TL có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, dấu phù hợp so với kỳ vọng giả thuyết ban đầu. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến NPL/TL tăng 1% thì ROE giảm 0.519107 %.

Giá trị P-value của biến NIE/GI = 0.000 < 0.01. Vì vậy, trong mô hình REM, biến NIE/GI có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, dấu phù hợp so với kỳ vọng giả thuyết ban đầu. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến NIE/GI tăng 1% thì ROE giảm 0.242439 %.

Giá trị P-value của biến LDR = 0.033 < 0.05. Vì vậy, trong mô hình REM, biến LDR có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, dấu phù hợp so với kỳ vọng giả thuyết ban đầu. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến LDR tăng 1% thì ROE tăng 0.024259 %

Giá trị P-value của biến RGDP = 0.015 < 0.05. Vì vậy, trong mô hình REM, biến RGDP có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5%, dấu phù hợp so với kỳ vọng giả thuyết ban đầu. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến RGDP tăng 1% thì ROE giảm 0.979368 %

Giá trị P-value của biến INF = 0.001 < 0.01. Vì vậy, trong mô hình REM, biến INF có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, dấu phù hợp so với kỳ vọng giả thuyết ban đầu. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi biến INF tăng 1% thì ROE tăng 0.158468 %

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam các biến có tác động cùng chiều với ROE giảm dần bao gồm: Quy mô ngân hàng (LNTA), Tỷ lệ lạm phát (INF), Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR). Tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ nợ xấu (NPL/TL), Hiệu quả quản lý (NIE/GI), Quy mô vốn chủ sở hữu (ETA) có tác động ngược chiều với ROE của các NHTMCP Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)