CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.2. Một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các
đến khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam của đề tài về cơ bản đã được giải quyết. Trong chín biến được phân tích, có ba biến LNTA, LDR, INF tác động cùng chiều với khả năng sinh lời, năm biến ETA, NPL/TL, IM/GI, NIE/GI, RGDP có tác động ngược chiều với khả năng sinh lời, riêng biến SPREAD có tác động ngược chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê với khả năng sinh lời.
Về mục tiêu thứ ba, các gợi ý chính sách để nâng cao khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam sẽ được trình bày ở phần tiếp theo.
5.2. Một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các NHTMCP NHTMCP
Mở rộng quy mô ngân hàng (LNTA)
Theo kết quả nghiên cứu, quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam, quy mô của ngân hàng càng tăng thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng tăng. Một ngân hàng khi mở rộng quy mô cần chú ý đến việc phát triển nguồn nhân lực có số lượng và trình độ tương xứng, nguồn vốn huy động phải đảm bảo, khả năng quản lý rủi ro tốt, tránh tình trạng càng mở rộng quy mô, rủi ro càng nhiều và vượt khỏi tầm kiểm soát của ban lãnh đạo ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng cần thường xuyên theo dõi, cơ cấu lại danh mục tài sản theo hướng tối ưu đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả.
Như trường hợp Sacombank ngày nay quy mô đã được mở rộng rất lớn một phần vì có sự sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam. Quy mô ngân hàng ngày càng được mở rộng hơn trước về nhiều mặt như vốn, nhân sự, thị phần. Thu nhập của ngân hàng cũng ngày một tăng lên đóng góp vào sự phát triển của Sacombank nói riêng và của toàn hệ thống NHTMCP Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, song song đó cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn mà Sacombank phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều để ổn định và duy trì phát triển.
Tăng quy mô vốn chủ sở hữu (ETA)
Quy mô vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đếntỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) nhưng lại tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của các NHTMCP Việt Nam. Quy mô vốn chủ sở hữu của một ngân
hàng càng tăng thì ROA của ngân hàng càng tăng, tuy nhiên trong giai đoạn nghiên cứu vốn chủ sở hữu các ngân hàng tăng 15%, trong khi lợi nhuận tăng 10% làm cho hiệu quả sử dụng vốn kém linh hoạt dẫn đến ROE giảm. Vốn chủ sở hữu thể hiện sức mạnh tài chính của ngân hàng, một ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn là yếu tố đảm bảo cho ngân hàng hoạt động an toàn và phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo qui định. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng lớn dẫn đến chi phí sử dụng vốn bình quân càng cao, do chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu cao hơn chi phí sử dụng nợ, trong khi đó việc tăng lãi suất cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn trong tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng, nên khả năng sinh lời sẽ bị thu hẹp. Việc gia tăng quy mô vốn chủ sở hữu cần căn nhắc cho từng ngân hàng cụ thể, việc tăng vốn chủ sở hữu phải phù hợp với chiến lược kinh doanh, đặc điểm của từng ngân hàng, cân đối sử dụng vốn hợp lý giữa vốn cho vay và vốn huy động để phát huy được ưu điểm của các hình thức huy động vốn và phải phù hợp với năng lực quản trị điều hành sử dụng vốn của từng ngân hàng cụ thể. Tuy nhiên, các NHTMCP cần có lộ trình và phương pháp phù hợp cụ thể để nâng cao năng lực tài chính, tránh gây áp lực trong việc nâng cao khả năng sinh lời cho chủ đầu tư.
Tăng cường xử lý nợ xấu(NPL/TL)
Theo kết quả nghiên cứu chứng minh được rằng nợ xấu có ảnh hưởng nghiêm trọng tiêu cực đến khả năng sinh lời của NHTMCP Việt Nam trong giai đọan nghiên cứu, khi nợ xấu gia tăng làm suy giảm đáng kể hiệu quả hoạt động kinh doanh hay khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao thì phải tăng cường quản trị, kiểm soát rủi ro phù hợp với quy mô tổng tài sản tăng lên theo thời gian; tăng cường các biện pháp nghiên cứu phân tích tín dụng và giám sát khả năng trả nợ của khách hàng hiệu quả hơn; thực hiện các giải pháp tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu như bán tài sản đảm bảo, tích cực thu hồi nợ, đánh giá lại nợ hoặc bán nợ,…để tiết giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tiếp theo mới mở rộng cho vay các khách hàng kinh doanh hiệu quả. Để nâng cao chất lượng hoạt động các NHTMCP cần đánh giá được chính xác thực trạng nợ xấu để có biện pháp quản trị rủi ro, quản lý hiệu quả, chú trọng nâng cao chất lượng quản lý tài sản và phân luồng đánh giá khách hàng để tiếp tục cho vay đối với những khách hàng uy tín, kinh doanh hiệu quả để hạn chế nợ xấu phát sinh, đồng
thời thực hiện nghiệm túc theo tinh thần nghị quyết 42/2017/QH14 “Về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” được Quốc hội thong qua ngày 21 tháng 06 năm 2017.
Giảm tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập hoạt động (IM/GI)
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập hoạt động có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam. Nguồn thu từ hoạt động cho vay của các NHTMCP Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu nguồn thu nhập, điều này mang nhiều rủi ro cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy các ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay, đối tượng vay nhằm đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
Các NHTMCP cần đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt cung cấp những sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên tiến bộ công nghệ sẽ đạt được khả năng sinh lời và lợi thế cạnh tranh hơn các ngân hàng khác. Dịch vụ ngân hàng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thông qua thu phí dịch vụ, đây là nguồn thu ổn định và an toàn của ngân hàng. Đa dạng các loại hình dịch vụ giúp ngân hàng hạn chế rủi ro, đa dạng hóa nguồn thu. Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ ngân hàng mang tính bổ trợ cao, mỗi sản phẩm ra đời dựa trên sự phát triển của dịch vụ truyền thống và kéo theo sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ mới. Dịch vụ ngân hàng phát triển giúp cho hoạt động huy động vốn và đầu tư cũng phát triển theo từ đó gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng.
Nâng cao hiệu quả quản lý (NIE/GI)
Các NHTMCP Việt Nam gia tăng hiệu quả quản lý chi phí, giảm thiểu chi phí hoạt động chắc chắn sẽ cải thiện khả năng sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, với mục tiêu gia tăng khả năng sinh lời, các ngân hàng nên tập trung cải cách bộ máy quản lý điều hành theo tư duy kinh doanh mới nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Ưu tiên chi phí trực tiếp phục vụ cho hoạt động kinh doanh và tiết kiệm tối đa chi phí gián tiếp. Ngân hàng có thể xây dựng chi tiết kế hoạch chi phí điều hành và thường xuyên theo dõi, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của việc sử dụng chi phí nhằm giảm lãng phí, khai thác tối đa công suất các tài sản hiện hữu nhằm gia tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Một biện
pháp đang được áp dụng tại các ngân hàng đó là chiến lược sáp nhập các chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động không hiệu quả. Các đơn vị hoạt động không hiệu quả trong nhiều năm cần cơ cấu lại để giảm chi phí mặt bằng, nhân sự. Đồng thời, khi hình thức ngân hàng điện tử phát triển mạnh, các chi nhánh hoạt động trong cùng một khu vực, có thể thay thế khai thác các khách hàng cũ của chi nhánh hoạt động yếu kém nhằm giảm chi phí hoạt động, giảm áp lực cạnh tranh lẫn nhau trong cùng một ngân hàng. Chiến lược này nên được đẩy mạnh áp dụng trong các ngân hàng vì hiện nay chưa có nhiều ngân hàng đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc này vì muốn duy trì hình ảnh ngân hàng quy mô lớn và nhiều ngân hàng xin cấp phép mở thêm chi nhánh trong khi các chi nhánh hiện hữu hoạt động kém hiệu quả.
Mở rộng tỷ lệ cho vay trên vốn huy động (LDR)
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam. LDR của các ngân hàng càng được mở rộng thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng tăng, đây là công việc chính và cũng là nguồn thu chính của các ngân hàng hiện nay. Tỷ lệ LDR cho cả giai đoạn nghiên cứu là 89.48% cao hơn mức qui định (80%) tại điều 21 thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014.
Tuy nhiên, khi quản lý điều hành LDR cần đảm bảo đúng theo qui định và cần thẩm định chặt chẽ nâng cao giá trị chất lượng khoản vay nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. Về dài hạn, cần chú ý tập trung đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm tìm nguồn lợi nhuận ổn định và bền vững cho ngân hàng.
Yếu tố tăng trưởng kinh tế (RGDP)
Theo kết quả nghiên cứu tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời với NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Tăng trưởng kinh tế khá ổn định trong khi lạm phát biến động mạnh từ 22.97% vào năm 2008 xuống còn 2.66% vào năm 2016, thông qua các biện pháp kiềm chế lạm phát giảm cung tiền trong nền kinh tế làm cho lãi suất huy động vốn các ngân hàng gia tăng dẫn đến lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, việc duy trì ổn định tăng trưởng kinh tế kết hợp với lạm phát ổn định sẽ giúp nền kinh tế phát triển ổn định, bên cạnh đó phía ngân
hàng cũng sẽ có môi trường kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn, hạn chế những rủi ro mang tính vĩ mô từ nền kinh tế.
Yếu tố lạm phát (INF)
Theo kết quả nghiên cứu lạm phát có tác động tích cực cùng chiều với khả năng sinh lời với NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, lạm phát có xu hướng biến động mạnh và giảm trong khi dư nợ cho vay các ngân hàng vẫn ở mức lãi suất cao. Tuy nhiên, việc duy trì lạm phát thấp, ổn định sẽ giúp nền kinh tế phát triển ổn định. Do lạm phát ngoài tầm kiểm soát của các ngân hàng nên các ngân hàng cần chủ động đối phó trước những thay đổi của nền kinh tế nhằm bảo toàn tài sản của mình, có hệ thống dự báo tốt nhằm cũng như biện pháp đối phó với rủi ro, kiểm soát giá cả kiềm chế, ổn định lạm phát.