CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha kiểm định độ tin cậy của thang đo, cho phép ta loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.
Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Burnstein, 1994), theo Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach’s Alpha từ 0,8 đến gần 1 là thang đo lường tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha được trình bày như sau:
Bảng 4.5 : Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha Các thống kê biến tổng
Biến Trung bình nếu loại biến
Phương sai nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Hệ số cronbach’s alpha khi loại biến LÃI SUẤT: Cronbach’sAlpha= 0.856
LS1 9.79 5.014 .817 .763 LS2 10.07 6.624 .646 .842 LS3 9.95 6.585 .520 .886 LS4 9.82 4.912 .853 .746
ẢNH HƯỞNG TỪ NHỮNG NGƯỜI THÂN QUEN: Cronbach’s Alpha = 0.848
NT1 10.18 7.385 .716 .794 NT2 10.36 7.508 .720 .794 NT3 10.58 7.240 .649 .824 NT4 10.70 7.085 .668 .816
SỰ THUẬN TIỆN: Cronbach’s Alpha = 0.863
TT1 7.08 7.592 .706 .828 TT2 7.23 7.844 .726 .822 TT3 7.12 7.141 .768 .802 TT4 7.62 7.163 .661 .851
NĂNG LỰC PHỤC VỤ: Cronbach’s Alpha = 0.737
NLPV1 10.86 3.964 .561 .658 NLPV2 10.82 4.239 .518 .683 NLPV3 10.74 4.294 .517 .683 NLPV4 10.76 4.176 .517 .684
THƯƠNG HIỆU: Cronbach’s Alpha = 0.887
TH1 9.88 5.513 .811 .838 TH2 9.96 5.320 .811 .834 TH3 9.79 5.195 .695 .881 TH4 10.10 5.236 .720 .869
SỰ TIN CẬY: Cronbach’s Alpha = 0.855
TC1 9.60 6.603 .808 .766 TC2 9.68 7.103 .625 .849 TC3 9.60 8.402 .543 .873 TC4 9.58 6.597 .837 .754
SẢN PHẨM, DỊCH VỤ TIỀN GỬI: Cronbach’s Alpha = 0.726
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS
Căn cứ theo các yêu cầu trong việc kiểm định độ tin cậy của dữ liệu, biến
SPDV2 có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 và không đảm bảo yêu cầu khi hệ số “Cronbach’s Alpha nếu loại biến“ cao hơn giá trị hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại. Vì thế biến quan sát này sẽ bị loại bỏ khỏi các thang đo. Sau đó, việc kiểm định sẽ được tiến hành với các biến quan sát còn lại.
Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha đối với các thành phần nghiên cứu cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các khái niệm nghiên cứu đều lớn hơn 0.6, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. Vì vậy, có thể kết luận rằng thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là phù hợp và đáng tin cậy, đảm bảo trong việc đưa vào các kiểm định, phân tích tiếp theo.