.2 Biến đo lường và mã biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị của quảng cáo trên mạng xã hội trong ý định mua sắm trực tuyến ở việt nam (Trang 26 - 29)

Khái

niệm Biến đo lường

biến

Thông tin (INF)

Quảng cáo trên MXH là nguồn thông tin xác đáng về sản phẩm/dịch vụ INF1

Quảng cáo trên MXH là nguồn thông tin hữu ích về sản phẩm/dịch vụ INF2

Quảng cáo trên MXH giúp cập nhật thông tin về sản phẩm/dịch vụ kịp thời INF3

Quảng cáo trên MXH cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm đang tìm kiếm INF4

Tính giải trí (ENT)

Quảng cáo trên MXH rất thú vị ENT1

Quảng cáo trên MXH rất hấp dẫn ENT2

Quảng cáo trên MXH rất hài hước ENT3

Quảng cáo trên MXH rất phấn khích ENT4

Cảm thấy thích thú khi xem quảng cáo trên MXH ENT5

Sự khó chịu (IRR)

Quảng cáo trên MXH gây phiền toái IRR1

Quảng cáo trên MXH gây phản cảm IRR2

Cảm thấy khó chịu với quảng cáo trên MXH IRR3

Cảm thấy các quảng cáo trên MXH là lừa bịp IRR4

Sự tin tưởng (TRU)

Quảng cáo trên MXH đáng tin cậy TRU1

Quảng cáo trên MXH rất thuyết phục TRU2

Quảng cáo trên MXH có thể tin tưởng hoàn toàn TRU3

Quảng cáo trên MXH như một nguồn tham khảo trước khi mua hàng TRU4

Giá trị quảng cáo (ADV)

Quảng cáo trên MXH rất hữu ích ADV1

Quảng cáo trên MXH rất có giá trị ADV2

Quảng cáo trên MXH rất quan trọng ADV3

Thái độ hướng đến quảng cáo (ATA)

Thích xem quảng cáo trên MXH ATA1

Thích quảng cáo trên MXH từ sự chia sẻ của bạn bè ATA2

Cảm thấy thư giãn khi xem quảng cáo trên MXH ATA3

Cảm thấy quảng cáo trên MXH là cần thiết ATA4

Ý định mua sắm trực tuyến (OPI)

Sẽ xem xét mua các sản phẩm/dịch vụ được quảng cáo trên MXH OPI1

Cảm thấy mua các sản phẩm/dịch vụ được quảng cáo trên MXH là xác đáng OPI2

Có ý định mua các sản phẩm/dịch vụ được quảng cáo trên MXH OPI3

Sẽ mua các sản phẩm/dịch vụ được quảng cáo trên MXH trong tương lai OPI4

3.1.5. Đối tượng lấy mẫu

Những khách hàng đã từng mua sắm trực tuyến hoặc có ý định mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội tại Việt Nam.

3.1.6. Phương pháp lấy mẫu

Phiếu khảo sát được gửi trực tiếp thông qua biểu mẫu của google tới những khách hàng có sử dụng mạng xã hội.

Tóm tắt chương 3

Chương 3 đã đưa ra thang đo dự kiến sử dụng trong nghiên cứu này. Chương này cũng đã cho biết quy trình thực hiện nghiên cứu. Phương pháp thực hiện nghiên cứu được sử dụng là phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan, phân tích hồi quy, phân tích đường dẫn và phân tích phương sai.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu thu thập được theo quy trình nghiên cứu đã đưa ra ở chương 3. Sau đó đưa ra kết quả và thảo luận kết quả đạt được.

4.1. Thống kê mô tả

Số mẫu khảo sát hợp lệ là 204 mẫu trên 220 mẫu thu được (16 mẫu không hợp lệ). Thống kê mô tả được trình bày chi tiết như trong Bảng 4.1.

Giới tính có tỷ lệ nam là 40,2%; nữ là 59,3% và khác là 0,5% cho thấy đối tượng tiếp cận với khảo sát chủ yếu là nữ, nam ít hơn và hầu như không có giới

tính khác. Độ tuổi của các đối tượng khảo sát nằm trong khoảng từ 18 đến dưới

25 tuổi là nhiều nhất với 69,6%, tiếp theo là từ 25 đến dưới 40 tuổi chiếm 17,6%, từ 40 đến 55 tuổi chiếm 6,9%, dưới 18 tuổi chiếm 4,9% và chỉ có 1% là trên 55 tuổi. Qua đó thấy được rằng đối tượng tiếp cận khảo sát đa số là những người trẻ và dưới 40 tuổi có sử dụng mạng xã hội và tiếp thu công nghệ thông tin cao.

Trình độ học vấn của số người tham gia khảo sát chủ yếu là cao đẳng/đại học với 75,5%, cao thứ 2 là phổ thông/trung cấp chiếm tỷ lệ 14,7%, sau đại học chiếm 8,8% và có 1% thuộc trình độ học vấn khác. Khảo sát về trình độ học vấn chỉ ra được rằng đối tượng phần lớn là người có trình độ chuyên môn, có đầy đủ khả năng và kiến thức để đánh giá mô hình nghiên cứu.

Vị trí nghề nghiệp của số người tham gia khảo sát chủ yếu là học sinh/sinh viên với 52,9%, tiếp đến là nhân viên/chuyên viên với 31,4%. Các vị trí còn lại chiếm khá ít với tỷ lệ của quản lý cấp thấp, cấp trung, cấp cao lần lượt là 3,4%; 4,9% và 1%. Vị trí khác chiếm 6,4%. Vì độ tuổi của đối tượng khảo sát đa số còn khá trẻ nên tỷ lệ học sinh/sinh viên và chuyên viên chiếm phần lớn trong

khảo sát nghiên cứu. Chính vì vậy lượng thu nhập cũng tương ứng với vị trí

đến dưới 10 triệu đồng với 34,3%; từ 10 đến dưới 15 triệu đồng chiếm 13,2%; từ 15 đến 20 triệu đồng chiếm 1,5% và trên 20 triệu đồng chiếm 2,9%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị của quảng cáo trên mạng xã hội trong ý định mua sắm trực tuyến ở việt nam (Trang 26 - 29)