Những góc nhìn khác nhau để giải thích sự khác biệt văn hóa Trong chương 1, tôi đã phân tích đối tượng nghiên cứu của nhân học là sự

Một phần của tài liệu Sự khác biệt văn hóa Khoa học nhân học (Trang 32 - 33)

Trong chương 1, tôi đã phân tích đối tượng nghiên cứu của nhân học là sự khác biệt văn hóa, đồng thời giải thích sự ra đời của nhân học vào giữa thế kỷ 19, xuất phát từ nhu cầu giải thích căn nguyên của sự khác biệt văn hóa trên thế giới. Trong chương này, tôi sẽ tổng thuật những cách giải thích phổ biến nhất về sự khác biệt đó mà các nhà nhân học đã sử dụng từ thế kỷ 19 đến nay. Những cách giải thích đó được gọi chung là các lý thuyết nhân học.

Có những lý thuyết do bản thân các nhà nhân học đề xướng, có những lý thuyết được vay mượn một phần từ các khoa học khác và cải biến cho phù hợp với tính chất của nhân học (như thuyết tiến hóa, thuyết cấu trúc). Tuy nhiên, điểm chung giữa các lý thuyết ấy là đều hướng tới mục tiêu lý giải tại sao văn hóa của con người ở nơi này lại khác với văn hóa của con người ở nơi khác. Chương này không tổng thuật toàn bộ các lý thuyết nhân học mà chỉ tập trung phân tích một số lý thuyết chính, có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lịch sử phát triển của khoa học này. Tôi cũng không đề cập đến toàn bộ nội dung của các lý thuyết đó, mà chỉ đi sâu phân tích xem mỗi lý thuyết giải thích sự khác biệt văn hóa ra sao.

Các lý thuyết trên đa phần đều trừu tượng và khó hiểu, với nhiều thuật ngữ nặng tính chuyên môn. Do đó, để giúp độc giả dễ hình dung, ở cuối phần trình bày về mỗi lý thuyết, tôi sẽ dùng chính lý thuyết đó để phân tích một ví dụ cụ thể. Để giúp người đọc dễ nhìn ra sự khác biệt giữa các lý thuyết, tôi sẽ chỉ sử dụng một ví dụ duy nhất trong suốt chương này và phân tích nó bằng những lăng kính lý thuyết khác nhau.[2]

Một phần của tài liệu Sự khác biệt văn hóa Khoa học nhân học (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)