Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành

Một phần của tài liệu Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh ninh bình) (Trang 29 - 32)

1.1. Nhận thức chung về chế định đồng phạm

1.1.4. Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành

Hiện tại, trong hệ thông pháp luật của nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ ngh a Việt Nam, thì BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đang có hiệu lực. Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về đồng phạm nhƣ sau:

1. Đồng phạm là trƣờng hợp có hai ngƣời trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt ch giữa những ngƣời cùng thực hiện tội phạm.

3. Ngƣời đồng phạm bao gồm ngƣời tổ chức, ngƣời thực hành, ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức.

Ngƣời thực hành là ngƣời trực tiếp thực hiện tội phạm.

Ngƣời tổ chức là ngƣời chủ mƣu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Ngƣời xúi giục là ngƣời k ch động, dụ dỗ, thúc đẩy ngƣời khác thực hiện tội phạm.

Ngƣời giúp sức là ngƣời tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Ngƣời đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vƣợt quá của ngƣời thực hành.

So với quy định của BLHS năm 1999, thì về cơ bản BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 giữ nguyên các nội dung quy định về đồng phạm của BLHS năm 1999 và có một số điểm mới.

Thứ nhất, về mặt kỹ thuật lập pháp thì Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 được quy định thành 4 khoản (so với BLHS năm 1999 chỉ gồm 3 khoản), cụ thể là:

Khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định: “2. Ngƣời tổ chức, ngƣời thực hành, ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức đều là những ngƣời đồng phạm” thì

đƣợc sửa đổi thành khoản 3 của Điều 17 BLHS năm 2015 và có sự thay đổi về kết cấu khi quy định nhƣ sau: “3. Ngƣời đồng phạm bao gồm ngƣời tổ chức, ngƣời thực hành, ngƣời xúi giục, ngƣời giúp sức”. Khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định về phạm tội có tổ chức đƣợc chuyển thành khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Nhƣ vậy, Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thay đổi trật tự các khoản của Điều 20 của BLHS năm 1999 là ph hợp và đảm bảo đƣợc tính logic cả về mặt nội dung và hình thức của quy định về đồng phạm. Theo quy định của Điều 20 BLHS năm 1999 thì phạm tội có tổ chức đƣợc đặt ở vị trí sau nội dung quy định về các loại ngƣời đồng phạm.

Theo ng Ng Văn Kh i – Tòa án nhân dân huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã bày t quan điểm về vấn đề này nhƣ sau: “Cách thức đặt vị trí của Điều 20 BLHS năm 1999 là chƣa ph hợp. Bởi vì, trong khoa học pháp lý hình sự thì tội phạm có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt ch giữa những ngƣời cùng thực hiện tội phạm, là trƣờng hợp nhiều ngƣời cố ý cùng bàn bạc, cấu kết chặt ch với nhau, vạch ra các kế hoạch để thực hiện một tội phạm dƣới sự điều khiển thống nhất của ngƣời cầm đầu. Khác với các vụ án đồng phạm trong trƣờng hợp bình thƣờng là chỉ cần có hai ngƣời trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì phạm tội có tổ chức bên cạnh phải th a mãn các dấu hiệu bắt buộc của một vụ án đồng phạm mà còn phải th a mãn dấu hiệu “câu kết chặt ch ” giữa những ngƣời đồng phạm. Sự câu kết này theo Nghị quyết số 02/HĐTP/NQ ngày 16/11/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thể thể hiện dƣới các dạng nhƣ:

 Những ngƣời đồng phạm đã tham gia một tổ chức phạm tội nhƣ: đảng phái, hội, đoàn phản động, băng, ổ trộm, cƣớp … có những tên chỉ huy, cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có những tên chỉ huy, cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội.

Những ngƣời đồng phạm đã c ng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đã thống nhất trƣớc.

Những ngƣời đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhƣng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch đƣợc tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phƣơng tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm.

Nhƣ vậy có thể nói, phạm tội có tổ chức là một hình thức đặc biệt của đồng phạm. Do đó, về mặt kỹ thuật lập pháp để đảm bảo tính hợp lý về kết cấu các nội dung trong cùng một điều luật thì phạm tội có tổ chức cần đƣợc sửa đổi đặt ngay sau khái niệm về đồng phạm nhƣ quy định của Điều 17 BLHS năm 2015, là hợp lý và cần thiết.

Thứ hai, về mặt nội dung, thì Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã bổ sung thêm nội dung “Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành” vào khoản 4 Điều 17 BLHS

Các nội dung tại Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 ghi nhận hành vi vƣợt quá của ngƣời thực hành, đây là một điểm mới và tích cực của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 khi đã khắc phục đƣợc một phần những vƣớng mắc, bất cập trong thực tiễn xét xử đối với hành vi vƣợt quá của ngƣời thực hành mà BLHS năm 1999.

Trên thực tế, không phải trong tất cả mọi trƣờng hợp, ngƣời thực hành đều thực hiện đầy đủ các hành vi đã đƣợc th a thuận và bàn bạc từ trƣớc mà những ngƣời thực hành có thể thực hiện hành vi vƣợt quá yêu cầu của những ngƣời đồng phạm khác, khoa học luật hình sự gọi là hành vi vƣợt quá của ngƣời thực hành, có trƣờng hợp ngƣời thực hành tự ý không thực hiện tội phạm hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực hiện tội phạm. Hành vi vƣợt quá của ngƣời thực hành là việc ngƣời thực hành tự ý thực hiện hành vi phạm

tội mà những ngƣời đồng phạm khác không biết và không mong muốn. Hay nói cách khác, hành vi vƣợt quá của ngƣời thực hành mà những ngƣời đồng phạm khác kh ng có định thực hiện, cũng kh ng mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra.

Từ nguyên tắc “chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm”, ngh a là những ngƣời đồng phạm bên cạnh việc chịu trách nhiệm chung về việc cùng thực hiện một tội phạm thì còn phải chịu trách nhiệm hình sự riêng đối với hành vi mà cá nhân ngƣời đồng phạm đó thực hiện và không có sự “Cố c ng” tham gia của những ngƣời đồng phạm khác. Do đó, đối với hành vi vƣợt quá của ngƣời thực hành thì những ngƣời đồng phạm còn lại không phải chịu trách nhiệm về hành vi vƣợt quá của ngƣời thực hành và ngƣời thực hành có hành vi vƣợt quá phải chịu trách nhiệm hình sự riêng về hành vi vƣợt quá này. Nội dung này đã khắc phục đƣợc hạn chế lớn của BLHS năm 1999, là một điểm mới về quy định đồng phạm của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 so với BLHS năm 1999 góp phần đảm bảo nguyên tắc công bằng trong luật hình sự, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Một phần của tài liệu Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh ninh bình) (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)