Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

Một phần của tài liệu kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán fac chi nhánh nha trang thực hiện (Trang 41 - 45)

2.2.3.1. Giai đoạn xoát xét và hoàn tất

 Đây là giai đoạn do nhóm trưởng, Manager, bộ phận soát xét độc lập và Partner thực hiện. Nhóm trưởng có trách nhiệm đôn đốc các thành viên trong nhóm hoàn tất hồ sơ làm việc theo quy định của công ty, soát xét công việc của các trợ lý, tổng hợp các bút toán điều chỉnh, xem xét các ghi chú của các thành viên trong nhóm.

 Nhóm trưởng cần lập Bảng tóm tắt các vấn đề tồn tại, các sai sót không được điều chỉnh, xem xét ảnh hưởng của các sai sót này có trọng yếu hay không. Lập dự thảo các điểm lưu ý cho Partner, các vấn đề cần xem xét ở cuộc kiểm toán năm sau. Lập dự thảo Thư quản lý và đảm bảo các vấn đề liên quan đến soát xét đã được làm rõ và các bằng chứng đã được thu thập. Xem xét BCTC có phù hợp với Chuẩn mực kế toán và các qui định pháp lý có liên quan.

 Sau khi nhóm trưởng đã hoàn tất Hồ sơ, chuyển cho Trưởng phòng rà soát. Trách nhiệm của Trưởng phòng:

 Soát xét chi tiết BCTC để đảm bảo nó được lập phù hợp chuẩn mực kế toán.

 Đánh giá kết quả của việc phân tích trong giai đoạn lấp kế hoạch, thực hiện kiểm toán,soát xét.

 Xem xét các bút toán điều chỉnh. Đảm bảo các vấn đề chính đã được xử lý thỏa đáng.

 Đảm bảo hồ sơ kiểm toán lưu giữ đầy đủ các bằng chứng kiểm toán.

 Xem xét và đưa ra các điểm cần lưu ý cho Partner, Thư quản lý, Thư giải trình, các bản tóm lược kiểm toán, phí kiểm toán. Xem xét giâý tờ làm việc của nhóm trưởng, đảm bảo nhóm trưởng đã soát xét giấy tờ làm việc của các trợ lý.

 Đảm bảo các điểm nêu trong quá trình soát xét đã được làm rõ.  Sau đó, Hồ sơ kiểm toán sẽ được Bộ phận soát xét độc lập xem xét.

 Cuối cùng Hồ sơ sẽ được trình cho Phó Tổng Giám đốc phụ trách nghiệp vụ (hoặc Giám đốc chi nhánh), không cần soát xét tất cả các giấy tờ làm việc và các tài liệu mà chỉ cần soát xét các chỉ tiêu trọng yếu. Cụ thể là:

 Xem xét các vấn đề lưu ý cho Partner và đảm bảo các vấn đề này đã được xử lý thỏa đáng.

 Xem xét các bút toán không điều chỉnh và đảm bảo từng sai sót hoặc tổng hợp các sai sót này không có ảnh hưởng trọng yếu.

 Xem xét các tờ tổng hợp và các kết luận cho từng chỉ tiêu trọng yếu và khi cần thiết có thể xem xét chi tiết hơn các giấy tờ làm việc.

 Xem xét chiến lược, kế hoạch kiểm toán để đảm bảo kế hoạch ban đầu vẫn còn phù hợp và cân nhắc các kiểm tra bổ sung để thu thập thêm bằng chứng. Xem xét thời gian dự kiến với thời gian thực tế.

 Xem xét sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán và sự phù hợp của các giải trình từ Ban lãnh đạo doanh nghiêp.

 Xem xét tổng thể BCTC.

 Xem xét BCKT, dự thảo Thư giải trình, Thư quản lý.

 Sau khi các bản dự thảo đã được Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc phụ trách nghiệp vụ (hoặc Giám đốc chi nhánh) xem xét, phê duyệt sẽ được gửi tới khách hàng, các bản dự thảo sẽ được gửi tới khách hàng. Sau khi đã nhận được phản hồi từ khách hàng, các bản dự thảo sẽ được KTV chính hoàn chỉnh và được ký duyệt bởi Trưởng phòng và Tổng giám đốc ( hoặc giám đốc chi nhánh).

2.2.3.2. Lập BCKT

 Sau khi khách hàng hoàn toàn đồng ý với các bản dự thảo, BCKT chính thức sẽ được in ấn và ký để chuyển cho khách hàng. Các báo cáo phải được các KTV chính ký tên và được duyệt bởi Phó Tổng Giám đốc phụ trách, Tổng Giám đốc (hoặc Giám đốc chi nhánh). Và phải đóng dấu giáp lai trước khi gửi đi cho khách hàng. Một bộ Báo cáo được khách hàng ký và đóng dấu chuyển lại cho FAC để lưu lại Bộ phận hành chính - quản trị.

 Mẫu BCKT của công ty TNHH Kiểm toán FAC:

 BCKT chấp nhận toàn phần: BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ đồng thời phù hợp với các Chuẩn mực, Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành và các quy định pháp lý có liên quan.

 BCKT chấp nhận từng phần (ý kiến ngoại trừ): Ngoại trừ những ảnh hư- ởng đến BCTC, BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý.

 BCKT có ý kiến từ chối (không thể đưa ra ý kiến): Vì một số lý do, KTV không thể đưa ra ý kiến.

 BCKT có ý kiến không chấp nhận (ý kiến trái ngược): BCTC đã phản ánh không trung thực và không hợp lý.

Mẫu báo cáo kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán FAC (xem phụ lục 1).

2.2.3.3. Các vấn đề nảy sinh sau khi công bố BCKT

 Các sự kiện được phát hiện sau ngày ký BCKT nhưng trước ngày công bố BCTC:

 Giám đốc của doanh nghiệp được kiểm toán có trách nhiệm thông báo cho KTV hoặc Công ty kiểm toán biết về các sự kiện đã xảy ra trong khoản thời

gian từ ngày ký BCKT đến ngày công bố BCTC có thể ảnh hưởng đến BCTC đã được kiểm toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Trường hợp sự kiện có khả năng ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC phát sinh sau ngày ký BCKT đến ngày công bố BCTC, thì KTV phải cân nhắc xem có nên sửa lại BCTC và BCKT hay không và phải thảo luận vấn đề này với Giám đốc của đơn vị được kiểm toán để có những biện pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

 Trường hợp KTV yêu cầu và Giám đốc doanh nghiệp chấp nhận thì KTV sẽ thực hiện những thủ tục cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế và sẽ cung cấp cho DN được kiểm toán một BCKT mới dựa trên BCTC đã được sửa đổi. BCKT mới này phải được ký cùng ngày, tháng hoặc ngay sau ngày, tháng ký BCTC đã sửa đổi.

 Trường hợp KTV yêu cầu nhưng Giám đốc đơn vị được kiểm toán không chấp nhận sửa đổi BCTC, và BCKT chưa được gửi đến đơn vị được kiểm toán thì KTV và công ty kiểm toán sẽ lập lại BCKT với ý kiến chấp nhận từng phần hoặc ý kiến không chấp nhận.

 Trường hợp BCKT đã được kiểm toán mới phát hiện có sự kiện ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, thì KTV phải yêu cầu người đứng đầu đơn vị được kiểm toán không công bố BCTC và BCKT cho bên thứ ba. Nếu đơn vị vẫn quyết định công bố các Báo cáo này, thì KTV phải áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn các bên thứ ba sử dụng BCKT của mình. Các biện pháp ngăn chặn tùy thuộc vào quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của KTV cùng những khuyến nghị của luật sư của KTV.

 Các sự kiện được phát hiện sau ngày công bố BCTC:

 Sau ngày công bố BCTC và BCKT nếu KTV nhận thấy vẫn còn sự kiện xảy ra cần phải sửa đổi BCKT, thì KTV phải cân nhắc xem có nên sửa lại BCTC và BCKT hay không, phải thảo luận vấn đề này với Giám đốc đơn vị được kiểm toán để có những biện pháp phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

 Trường hợp Giám đốc đơn vị chấp nhận sửa đổi BCTC thì KTV phải thực hiện những thủ tục cần thiết, phù hợp và phải kiểm tra các biện pháp mà đơn vị được kiểm toán áp dụng nhằm đảm bảo vấn đề này đã được thông báo đến các bên

nhận BCTC và BCKT đã công bố, đồng thời công ty kiểm toán và KTV phải công bố một BCKT mới căn cứ trên BCTC đã sửa đổi.

 Trong BCKT mới phải có đoạn giải thích nguyên nhân sửa đổi BCTC và BCKT đã công bố. BCKT mới này được ký cùng ngày, tháng hoặc sau ngày, tháng ký BCTC đã sửa đổi.

 Trường hợp Giám đốc đơn vị được kiểm toán không đồng ý sửa đổi BCTC theo yêu cầu của KTV thì KTV và công ty kiểm toán phải thông báo cho đơn vị được kiểm toán biết về những biện pháp mà KTV sẽ áp dụng để ngăn chặn việc các bên thứ ba sử dụng BCTC. Các biện pháp ngăn chặn tùy thuộc vào quyền hạn và nghĩa vụ pháp lý của KTV cũng như những khuyến nghị của luật sư của KTV.  Trường hợp đơn vị được kiểm toán phát hành chứng khoán:

Trường hợp đơn vị được kiểm toán phát hành chứng khoán trên thị trường thì KTV phải xem xét đến những qui định pháp lý liên quan đến việc phát hành chứng khoán.Ví dụ: KTV có thể phải thực hiện những thủ tục kiểm toán bổ sung khác cho đến thời điểm đơn vị được kiểm toán niêm yết thông tin về phát hành chứng khoán.

Một phần của tài liệu kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán fac chi nhánh nha trang thực hiện (Trang 41 - 45)