Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là sự thoả thuận của các bên về phân chia lợi nhuận và trách nhiệm có liên quan trực tiếp đến hợp đồng. “Hợp đồng nhượng quyền phải được lập rõ ràng, trong đó quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên tương ứng và các điều khoản khác liên quan đến quan hệ này”. Đây là điều khoản quan trọng bậc nhất của hợp đồng và cần phải thể hiện cụ thể. Để thực hiện được hợp đồng thì cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải có các quyền và nghĩa vụ để hoạt động một cách tốt nhất. Nội dung trong hợp đồng cũng phải đề cập đến vấn đề xây dựng kế hoạch tiến độ thời hạn, địa điểm và phương thức nhượng quyền này được thực hiện ở đâu và trong phạm vi bao lâu, thực hiện theo từng giai đoạn như thế nào.
Bên nhượng quyền sẽ gửi cho bên nhận quyền các nội dung chính của hợp đồng để họ nghiên cứu và bổ sung thêm các điều khoản cần thiết. Nghĩa
41
vụ của bên nhận quyền chủ yếu là cam kết về việc thực hiện hợp đồng, phạm vi lãnh thổ và thời hạn thực hiện. Nếu bên nhượng quyền không quy định rõ thì nhất thiết bên nhận quyền phải trao đổi xem liệu mình có được phép chỉnh sửa một số quy định trong hệ thống nhượng quyền, nếu có thì được chỉnh sửa đến đâu và phải thông báo những gì cho nhà nhượng quyền.
Pháp luật nêu ra những quy định tham khảo về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên nếu như các bên không có thoả thuận nào khác, hoặc nếu các bên không muốn ghi rõ trong hợp đồng. Điều 286 và Điều 287 Luật Thương mại 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên nhượng quyền trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Trong thực tế, một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà nhượng quyền trong quá trình kinh doanh là thương hiệu “nhái” do chất lượng của các hàng giả thương hiệu không đạt tiêu chuẩn, gây nhầm lẫn cho khách hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của nhà nhượng quyền và doanh thu của các bên. Thống kê gần đây của Công ty cà phê Trung Nguyên cho biết có hàng trăm cửa hàng cà phê Trung Nguyên giả mà không thể kiểm soát và xử lý triệt để được. Hầu hết các cửa hàng này chỉ treo biển hiệu của cà phê Trung Nguyên nhưng bên trong cửa hàng thì kinh doanh đủ các loại đồ uống, thậm chí cà phê sử dụng trong đó cũng không phải là của hãng Trung Nguyên.
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền cũng được pháp luật quy định khá cụ thể tại hai điều luật 288 và 289, Luật Thương mại năm 2005. Những quy định này sẽ đảm bảo được tính đồng bộ trong hoạt động của toàn bộ hệ thống nhượng quyền thương mại, tuy nhiên cũng sẽ hạn chế tính năng động và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của người nhận quyền. Bên nhận quyền hầu như không còn “khoảng trống” để phát huy những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của riêng mình. Bởi việc kinh doanh trên nền tảng của phương thức kinh doanh đã chứng minh sự thành công không có nghĩa là mọi thứ của phương thức đó đều hợp lý.
42
Luật Thương mại chỉ quy định những điều khoản tối thiểu cần phải có và qua đó cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên. Ngoài các nghĩa vụ được pháp luật quy định, các bên có thể thoả thuận thêm về các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Pháp luật của một số quốc gia như Australia, Nga, Nhật Bản cũng đưa ra các quyền và nghĩa vụ cụ thể bắt buộc các bên phải thể hiện trong hợp đồng, bên cạnh đó đưa ra những quy định mở mang tính tuỳ nghi phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên. Sự cụ thể hoá quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại có vai trò ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu tranh chấp giữa các bên.
2.4. Pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là quyền thương mại, trong đó quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền giữ vai trò xương sống trong nội hàm khái niệm này. Bên nhượng quyền, với tư cách là chủ sở hữu, có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của mình và tránh cho bên nhận quyền khỏi những khiếu kiện từ bên thứ ba về việc bên nhượng quyền hoặc bên nhận quyền xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của bên thứ ba trong khi thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại. Do quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền có nguy cơ dễ bị xâm phạm cũng như bị lợi dụng, vì vậy bên nhận quyền có nghĩa vụ tôn trọng tuyệt đối quyền sở hữu trí tuệ của bên nhượng quyền, khai thác sử dụng đúng thoả thuận và theo quy định của pháp luật.
Đồng thời khi là người sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ thì bên nhượng quyền phải có những điều kiện bắt buộc đối với bên nhận quyền để đảm bảo sự thống nhất trong việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ và tránh sự lợi dụng của đối tác. Theo đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại nên có riêng một khoản mục về quyền sử dụng tài sản trí tuệ này mà trong đó
43
chủ thương hiệu sẽ nghiêm cấm bên nhận quyền tuỳ tiện sử dụng trong bất cứ trường hợp nào. Sau đây là một số điều khoản liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ nên được lưu ý trong hợp đồng nhượng quyền thương mại [39, tr.93]:
- Liệt kê những tài sản trí tuệ cụ thể nào chủ thương hiệu cấp phép cho đối tác nhận quyền thương mại sử dụng;
- Xác nhận từ bên nhận quyền rằng bên nhượng quyền là người chủ sở hữu thương hiệu;
- Xác nhận của bên nhận quyền rằng chủ thương hiệu sẽ là chủ sở hữu của bất kỳ uy tín, danh tiếng nào phát sinh từ việc kinh doanh của cửa hàng nhận quyền thương mại;
- Nghiêm cấm bên nhận quyền đăng ký tên hiệu của chủ thương hiệu hay bảo hộ bất kỳ tài sản trí tuệ tương tự nào;
- Nghiêm cấm bên nhận quyền chuyển nhượng lại thương hiệu hoặc uỷ quyền cho bất kỳ bên thứ ba nào sử dụng nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhượng quyền ban đầu;
- Nghĩa vụ của bên nhận quyền phải huỷ bỏ, ngừng sử dụng thương hiệu nhượng quyền một khi hợp đồng nhượng quyền thương mại hết thời hạn hay bị chấm dứt trước thời hạn hoặc phát hiện hợp đồng không có hiệu lực do bên nhận quyền không đủ điều kiện để nhận quyền;
- Ghi rõ xác nhận của bên nhận quyền rằng sẽ không sử dụng thương hiệu, tài sản trí tuệ của chủ thương hiệu trong bất kỳ trường hợp nào ngay sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại không còn hiệu lực. Bên nhận quyền có nghĩa vụ tháo dỡ ra khỏi nơi kinh doanh tất cả những biểu tượng, kiểu mẫu, hình ảnh của chủ thương hiệu khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc
Thêm vào đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại cần quy định rõ các đối tượng sở hữu trí tuệ mà bên nhượng quyền chuyển giao cho bên nhận quyền, có thể bao gồm một số hoặc toàn bộ các đối tượng sau:
44
Thứ nhất, tên thương mại trong nhượng quyền thương mại. Đến nay,
Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh” (Luật Sở hữu trị tuệ, Điều 4). Và khác với hầu hết các tài sản trí tuệ khác, tên thương mại được bảo hộ tự động trên cơ sở thực tế sử dụng hợp pháp tên thương mại đó (Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 6). Các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại có thể thoả thuận về việc bên nhận quyền có quyền sử dụng tên thương mại của bên nhượng quyền trong các giao dịch kinh doanh, thậm chí cho phép bên nhận được đăng ký dưới tên thương mại của bên nhượng quyền. Tuy nhiên, việc bên nhận quyền sử dụng hay không sử dụng tên thương mại của bên nhượng quyền là không bắt buộc.
Thứ hai, quyền tác giả trong nhượng quyền thương mại. Theo quy định
của Luật sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (Luật sở hữu trí tuệ, Điều 4). Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, quyền tác giả thường liên quan đến vấn đề đào tạo cho bên nhận quyền bằng video, phần mềm máy tính, các ấn phẩm và sách hướng dẫn có chứa những thông tin mang tính chất sáng tạo. Luật sở hữu trí tuệ cũng bảo hộ quyền trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp cho chủ sở hữu các thiết kế logo, biển hiệu, chủ sở hữu các tài liệu in ấn của bên nhượng bao gồm các tài liệu liên quan tới việc hướng dẫn vận hành hệ thống. Theo đó, bên nhận quyền không được sao chép dưới bất kỳ hình thức nào nếu không được sự đồng ý trước bằng văn bản của bên nhượng quyền. Hơn nữa, việc khai thác sử dụng các đối tượng trên phải được tiến hành đúng mục đích và cách thức đã thoả thuận trong hợp đồng giữa bên nhượng quyền và các bên nhận quyền thương mại.
Thứ ba, nhãn hiệu trong nhượng quyền thương mại. Nhãn hiệu là dấu
45
(Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 4). Theo đó, nhãn hiệu là yếu tố có vai trò rất quan trọng, tạo nên sự khác biệt cho các cơ sở nhượng quyền trong một hệ thống nhượng quyền thương mại nhất định. Pháp luật Việt Nam và pháp luật của hầu hết các quốc gia quy định, nhãn hiệu phải được đăng ký bảo hộ (trừ nhãn hiệu nổi tiếng). Chính vì vậy, như một nghĩa vụ đương nhiên, khi chuyển nhượng quyền thương mại có kèm với nhãn hiệu, chủ sở hữu có nghĩa vụ phải hoàn tất các thủ tục đăng ký bảo hộ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký bảo hộ sẽ tránh cho bên nhượng quyền khỏi rủi ro bị mất nhãn hiệu cho bên thứ ba hoặc thậm chí cho chính bên nhận quyền. Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu của bên nhượng quyền, bên nhận quyền có nghĩa vụ sử dụng đúng cách thức, hình dạng, kích thước, từ ngữ biểu tượng đi kèm theo chỉ dẫn sử dụng nhãn hiệu của bên nhượng mà không được thay đổi bất kỳ một yếu tố nào trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của chủ thể nhượng quyền. Bên nhận quyền cũng không được sử dụng bất kỳ một yếu tố nào của nhãn hiệu giống, tương tự, hoặc có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của bên nhượng quyền trong tên thương mại, nhãn hiệu của bên nhận quyền cho các sản phẩm và tại khu vực địa lý đã được bên nhượng quyền ấn định. Bên nhận quyền không được chống lại hay giúp bên thứ ba chống lại quyền sở hữu nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Nhãn hiệu thuộc sở hữu của bên nhượng quyền, do đó bên nhận quyền sẽ không có bất kỳ một quyền nào ngoài quyền sử dụng nhãn hiệu theo chỉ dẫn của bên nhượng quyền.
Thứ bốn, kiểu dáng công nghiệp trong nhượng quyền thương mại. Kiểu
dáng công nghiệp được hiểu là “hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”. Tương tự như đối với nhãn hiệu, quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu phát sinh trên cơ sở đăng ký bảo hộ. Vì vậy nghĩa vụ của bên nhượng quyền là phải tiến hành đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp cho
46
sản phẩm có ý định nhượng quyền. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại, đặc biệt là khi chuyển giao quy trình và công nghệ sản xuất, bên nhượng quyền đồng thời phải cung cấp cho bên nhận quyền các mẫu thiết kế về kiểu dáng của sản phẩm. Theo đó, bên nhận có nghĩa vụ bảo vệ các mẫu thiết kế được chuyển giao, không xâm phạm những mẫu thiết kế và có hành vi tích cực giúp bên nhượng quyền tránh hoặc chống lại sự vi phạm của bên thứ ba.
Thứ năm, bí mật thương mại trong hoạt động nhượng quyền thương
mại. Luật Sở hữu trí tuệ nêu khái quát về khái niệm bí mật kinh doanh, đó là “thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”. Có thể nói bí mật thương mại là đối tượng có ý nghĩa rất lớn trong quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của thương nhân nhượng quyền trên thị trường. Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của bên nhượng quyền và bên nhận quyền liên quan đến bí mật thương mại cơ bản là vấn đề giữ gìn bí mật, không tiết lộ một cách trực tiếp hay gián tiếp cho bên thứ ba, không sao chép và khai thác bất hợp pháp. Bí mật thương mại, thường được coi là các thông tin mật, các bí quyết kỹ thuật và đòi hỏi một cơ chế bảo vệ chặt chẽ. Chính vì vậy, nếu không có sự đồng ý của bên nhượng quyền, bên nhận quyền không được đăng ký bí quyết kỹ thuật như là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc dưới hình thức khác. Trên thực tế hoạt động của nhượng quyền thương mại, nội dung của bí mật thương mại và bí quyết kỹ thuật thường liên quan tới các nguyên tắc hoạt động, hướng dẫn vận hành, chiến lược quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, chiến lược mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra nó cũng có thể bao gồm: các yếu tố mang tính phân biệt và độc nhất trong cách bài trí, trong thiết kế và diện mạo bên ngoài của cơ sở kinh doanh nhượng quyền, trong đồng phục của nhân viên. Có thể nói, những bí quyết này là tài sản quan trọng của thương nhân nhượng quyền, vì
47
vậy nó phải được bảo mật tuyệt đối, chống lại sự xâm phạm từ chủ thể nhận quyền và bên thứ ba.
Trong gói quyền mà bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền, không phải đối tượng nào là sản phẩm sáng tạo nào cũng được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ. Một số yếu tố như mùi hương trong cửa hàng… không được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ một cách độc lập. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng trong việc góp phần làm gia tăng giá trị tên thương mại đối với hệ thống nhượng quyền thương mại, bí quyết kỹ thuật và bí mật kinh doanh cần được bảo hộ trong sự kết hợp với các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khác. Như vậy, yêu cầu được bảo hộ một cách trọn vẹn và thống nhất các yếu tố tạo nên quyền thương mại chính là điểm khác biệt của hoạt động nhượng quyền thương mại so với các hoạt động thương mại có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ khác như li-xăng hay chuyển giao công nghệ.
Năm 2005, sự ra đời của Luật Thương mại đã đánh dấu thời điểm hoạt động nhượng quyền thương mại chính thức được quy định và điều chỉnh bởi các luật với một khái niệm khá đầy đủ về hoạt động nhượng quyền thương mại tại Điều 284. Mặt khác, việc điều 7 Luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam ngày 29/11/2006 loại hoạt động mang bản chất của nhượng quyền thương mại ra khỏi đối tượng điều chỉnh của luật này đã khẳng định vị trí độc lập đáng phải có của hoạt động nhượng quyền thương mại dưới sự điều chỉnh của pháp luật. Kể từ thời điểm này, hoạt động nhượng quyền thương mại được pháp luật điều chỉnh một cách độc lập, tuy vậy, do bản chất khá phức tạp của quan hệ, trong quá trình diễn ra trên thực tế, hoạt động này vẫn phải chịu một số sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với một số lĩnh