Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện cụ thể

Một phần của tài liệu Hợp đồng nhượng quyền thương mại và bài học kinh nghiệm cho các thương nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 74 - 76)

Một là, pháp luật về sở hữu trí tuệ cần có những quy định khác nhằm

bảo hộ một cách toàn diện “quyền thương mại” của bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nói một cách khác, “quyền thương mại” với những yếu tố cấu thành của nó như tên thương mại, bí quyết kinh doanh…phải được bảo hộ trong một chỉnh thể thống nhất. Hơn thế nữa, các nhà làm luật cũng nên xem xét để đưa vào Luật sở hữu trí tuệ những quy định nhằm bảo hộ những sáng tạo đặc biệt của bên nhượng quyền khi bên này tiến hành xây dựng các cơ sở nhượng quyền thương mại, ví dụ như hệ thống cửa hàng nhượng quyền thương mại, cách thức tổ chức kinh doanh…

Hai là, pháp luật về sở hữu trí tuệ cần phải quy định một số trường hợp

ngoại lệ hợp lý dành riêng cho việc khai thác, sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp với tư cách là đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Việc cấm chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp không được chuyển nhượng tên thương mại cũng phải có ngoại lệ cho bên nhượng quyền trong quan hệ với bên nhận quyền để tránh bóp méo quan hệ giữa các chủ thể trong hợp đồng nhượng quyền thương mại hoặc tránh tình trạng áp dụng pháp luật

71

không đúng nguyên tắc của nhà nước pháp quyền. Cũng tương tự như vậy, các quy định về cấm chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp hạn chế một số quyền trong hoạt động kinh doanh của bên sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cũng cần phải có ngoại lệ đối với quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Mặc dù, vấn đề này cũng sẽ được yêu cầu điều chỉnh một cách triệt để trong pháp luật cạnh tranh nhưng để tránh tình trạng các quy định pháp luật chồng chéo và mâu thuẫn thì Luật Sở hữu trí tuệ cũng cần phải có những quy định tạo ra sự hợp lý ở mức cần thiết tối thiểu. Bên cạnh đó, hoạt động nhượng quyền thương mại cũng cần phải trở thành ngoại lệ của quy định về không cấm phát triển sáng tạo đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp bởi lẽ cấm phát triển “quyền thương mại” theo ý chủ quan của bên nhận quyền chính là một biện pháp hữu hiệu để bên nhượng quyền có thể bảo vệ được một cách vững chắc nhất sự đồng bộ của hệ thống nhượng quyền thương mại, tránh đổ vỡ và rủi ro đối với chính gói “quyền thương mại” mà bên nhượng quyền đem đi kinh doanh.

Ba là, pháp luật cần có các quy định về trách nhiệm của bên nhận

quyền khi xâm phạm các quyền sở hữu trí tuệ được bên nhượng quyền chuyển giao theo hợp đồng nhượng quyền thương mại. Bên nhượng quyền có thể thiết lập các điều khoản xử lý vi phạm của bên nhận quyền đến mức độ nào. Hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, như vậy việc xử lý hành vi vi phạm của bên nhận quyền có thể áp dụng những quy định nào của pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, có thể áp dụng chung hay thiết lập các quy định riêng. Trong vấn đề này cũng cần có quy định rõ ràng về việc huỷ bỏ, chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong các trường hợp vi phạm nghĩa vụ của bên nhận quyền liên quan đến tuân thủ quyền sở hữu tài sản trí tuệ, điều kiện để huỷ bỏ là gì, có thể huỷ bỏ một phần hay toàn bộ, điều kiện áp dụng các hình thức xử lý đó

72

Bốn là, xây dựng pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương

mại trong mối quan hệ với thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Bên nhượng quyền hoặc các bên trong hợp đồng nhượng quyền khi thực hiện một số hành vi mang màu sắc của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh đôi khi chính là để xây dựng và giữ gìn hệ thống nhượng quyền thương mại. Chính vì vậy, khi xem xét để điều chỉnh mối quan hệ này, pháp luật thương mại cũng như pháp luật cạnh tranh cần thiết phải xác định và phân biệt giữa hành vi bảo toàn hệ thống đó để áp đặt những điều kiện bất hợp lý cho các doanh nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Hợp đồng nhượng quyền thương mại và bài học kinh nghiệm cho các thương nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 74 - 76)