Kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Hợp đồng nhượng quyền thương mại và bài học kinh nghiệm cho các thương nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 76 - 85)

Một doanh nghiệp khởi nghiệp luôn gặp phải những gian nan như tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu… Nhưng khó khăn thương gặp phải của doanh nghiệp khởi nghiệp thường được khắc phục thông qua nhượng quyền thương mại. Doanh nghiệp nhượng quyền có thể mang đến cho doanh nghiệp khởi nghiệp những thành công sau rất nhiều thất bại của mình. Họ mang đến thương hiệu, kinh nghiệm thị trường, cách thức điều hành công việc mang lại hiệu quả, hệ thống hỗ trợ khi khởi nghiệp, xác định các kế hoạch kinh doanh, chi tiêu tài chính… Đây là một phương án quan trọng mà có thể giúp Đắk Lắk phát triển kinh tế bởi trên thực tế Đắk Lắk đã là tỉnh xây dựng mô hình nhượng quyền thương mại đầu tiên ở Việt Nam.

Kinh tế chủ đạo của Đăk Lăk chủ yếu dựa vào sản xuất và xuất khẩu nông sản, lâm sản.. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích và sản phẩm cà phê xuất khẩu lớn nhất cả nước, với diện tích 182.343ha và sản lượng thu hoạch hàng năm đạt trên 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng cả nước. Tỉnh cũng là nơi trồng bông, cacao, cao su, điều lớn của Việt Nam. Đồng thời, là nơi phát triển các loại cây ăn trái khác, như cây bơ, sầu riêng, chôm chôm, xoài...

Tổng số công ty tại tỉnh Đắk Lắk: Có tổng số 2,240 công ty, doanh nghiệp tại khu vực Đắk Lắk, tổng số công ty nông sản tại tỉnh Đắk Lăk: 30 công ty.

73

Khuynh hướng phát triển du lịch của Đắk Lắk cũng làm cho phải tính đến nhượng quyền thương mại. Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến nay, đã có 195 công ty nước ngoài thực hiện franchise vào Việt Nam, trong đó có tới 40% là các thương hiệu chuyên về thực phẩm và đồ uống (F&B). Nếu chỉ tính riêng năm 2017, có tới 31 công ty nước ngoài đăng ký franchise ở Việt Nam. Các công ty này chủ yếu đến từ Anh, Pháp, Mỹ, Đài Loan, Hồng Công, Nhật Bản, hoạt động trong lĩnh vực F&B, giáo dục, hàng tiêu dùng, với các tên tuổi như Costa International Limited (Anh) kinh doanh chuỗi cà phê Costa; ITX MERKEN, B.V (Hà Lan) với chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo, giày dép và phụ kiện gắn với nhãn hiệu Pull & Bear, Stradivarius, Mas- simo Dutti… Theo các chuyên gia, sở dĩ các thương hiệu nước ngoài đổ bộ vào Việt Nam vì tỷ lệ dân số trẻ cao, thích nhu cầu trải nghiệm và mua sắm mới, sức mua tốt. Mặt khác, với tốc độ tăng trưởng GDP đứng vào hàng cao nhất thế giới trong nhiều năm liền, Việt Nam thực sự là thị trường hấp dẫn của các nhà kinh doanh ở nhiều lĩnh vực. Đây là thuận lợi chung để phát triển nhượng quyền thương mại mà trong đó có Đắk Lắk.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã hình thành mô hình nhượng quyền thương mại để phát triển thị trường, nâng cao giá trị thương hiệu. Tiêu biểu cho mô hình nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam phải kể đến như Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô Bakery, thời trang Ninomax, Foci, giày dép T&T, kinh doanh cà phê Bobby Brewers…Việc phát triển kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại đã giúp các doanh nghiệp nhượng quyền thương mại tận dụng được nguồn vốn, nhân lực từ đối tác để mở rộng kinh doanh; đồng thời, gia tăng doanh số và lợi nhuận từ nguồn thu chi phí nhượng quyền, nâng cao giá trị thương hiệu và nâng tầm doanh nghiệp. Đối với bên nhận nhượng quyền thương mại, mô hình này giúp hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Các doanh nghiệp cũng tiết kiệm đáng kể chi phí để tạo dựng thương hiệu, cũng như quảng cáo, xúc tiến bán hàng. Với

74

việc nhận nhượng quyền thương mại từ các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam được chuyển giao những thương hiệu có uy tín và được học hỏi, tiếp cận cách thức kinh doanh và phương thức quản lý tiên tiến của thế giới. Đây là những kinh nghiệm quý báu cho Đắk Lắk.

Vì vậy Đắk Lắk phải chú ý tới các giải pháp sau:

- Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật tạo hành lang thuận lợi đối với hoạt động nhượng quyền thương mại tại tỉnh;

- Đơn giản hóa thủ tục tạo thuận lợi đầu tư kinh doanh;

- Thông tin về thị trường và thông tin liên quan tới nhượng quyền thương mại đầy đủ;

- Khuyến khích các ngân hàng và ác định chế tài chính cấp tín dụng, bảo lãnh hoặc nhận thế chấp thương hiệu…;

- Hướng dẫn các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm, tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức, pháp luật, các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại và tuân thủ các quy định của pháp luật về nhượng quyền thương mại; đòng thời đưa ra chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu;

- Hướng dẫn doanh nghiệp khởi nghiệp lựa chọn được đối tác có thương hiệu có uy tín và phân tích, đánh giá được xu hướng tiêu dùng để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt, nghiên cứu thị trường để xác định mô hình kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trên địa bàn dự kiến kinh doanh.

- Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực cho nhượng quyền thương mại…

75

KẾT LUẬN

Trong hệ thống nhượng quyền thương mại, hoạt động của các bên chủ thể đều có ảnh hưởng lớn tới thương hiệu chung đang được sử dụng. Chính vì vậy bất cứ nhà nhượng quyền hay nhà nhận quyền nào cũng cần có những đánh giá đúng mức về tầm quan trọng của bản hợp đồng nhượng quyền thương mại. Một hợp đồng nhượng quyền tốt có thể tạo nên và duy trì cấu trúc bền vững giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong mạng lưới nhượng quyền thương mại và giữa mạng lưới nhượng quyền đó với khách hàng và các bên thứ ba khác. Qua nghiên cứu đề tài này, tác giả đi đến một số kết luận như sau:

1. Tuỳ thuộc vào hệ thống nhượng quyền và tính chất của thương hiệu, các bên có thể thiết lập những điều khoản khác nhau trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, song những điều khoản đó phải dựa trên những ý kiến chuyên môn, trên những phân tích khoa học và những tính toán khả thi về năng lực của các bên và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Việc thiết lập và thực hiện một hợp đồng nhượng quyền hiệu quả đem lại nhiều lợi ích cho bên nhượng quyền và bên nhận quyền, hạn chế được những tranh chấp và thiệt hại không đáng có cho cả hai bên. Để được như vậy thì các bên đều phải cẩn trọng trong việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền.

2. Bên cạnh đó, một môi trường kinh doanh tốt cần phải có một nền tảng pháp luật rõ ràng, minh bạch và thống nhất, yêu cầu này đúng với cả hoạt động nhượng quyền thương mại. Các nhà làm luật cần hoàn thiện các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại nói chung và hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng. Những thiếu sót và chưa thống nhất của pháp luật về hợp đồng nhượng quyền trong mối quan hệ với pháp luật chuyên ngành gồm pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh cần phải được bổ

76

sung căn cứ trên những nghiên cứu thực tiễn và khoa học về hoạt động nhượng quyền thương mại.

3. Cuối cùng, để có thể hội nhập thành công, để hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đúng hướng cần thực hiện tốt các yêu cầu đã nêu để hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại phù hợp với nhau, quy định của pháp luật có tính khả thi và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động nhượng quyền thương mại.

77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Athur G. Sharp , “Franchising”:

http://www.referenceforbusiness.com/encycloppedia/ForGol/Franchisi ng.html (Access on: 22/11/2021).

2. Nguyễn Bá Bình (2006), “Nhượng quyền thương mại - bản chất và mối

quan hệ với hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động li-xăng”, Tạp

chí Nghiên cứu lập pháp, Số 2, tr.21-26.

3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1999), Thông tư

1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/07 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về

chuyển giao công nghệ.

4. Bộ Thương mại (2003), Tài liệu tham khảo khuôn khổ pháp lý đa

phương điều chỉnh hoạt động cạnh tranh và Luật Cạnh tranh của một số nước và vùng lãnh thổ.

5. Bộ Thương mại (2004), Tài liệu Hội thảo về nhượng quyền thương mại

do Chính phủ Việt Nam và Australia tài trợ - 12/2004.

6. Bộ Thương mại (2006), Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006

hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

7. Bristish Franchise Association, Don’t rush to sign up:

http://www.thebfa.org/papers/041011.asp?title=DON`T+RUSH+TO+S IGN+UP&pubdate=11+October+2004&exlogo=dailyexpresslogo%2Ej pg (Access on: 22/11/2021).

8. Chính phủ CHXHCN Việt Nam (1998), Nghị định số 45/1998/NĐ-CP

ngày 01/07/1998 quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ.

9. Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2000), Nghị định số 54/2000/NĐ-CP

78

bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền

chống cạnh tranh liên quan tới sở hữu công nghiệp, Hà Nội.

10. Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 35/2006/NĐ-CP

của Chính phủ ngày 31/03/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về

hoạt động nhượng quyền thương mại.

11. Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2007), Nghị định số 11/2005/NĐ-CP

của Chính phủ ngày 02/02/2005 quy định chi tiết về chuyển giao công

nghệ (sửa đổi).

12. Continental T.V., Inc. v. GTE Sylvania, Inc.

http://supreme.justia.com/us/433/36/ (US Supreme Court Center).

13. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình luật hợp đồng phần chung (dùng

cho đào tạo sau đại học), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

14. Bùi Ngọc Cường (2007), “Hoàn thiện khung pháp lý về nhượng quyền

thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 103, tháng 8/2007.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ VIII (Khoá VI, VII, VIII, IX), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Franchising law, practice & form (The franchisee Source Materials),

Specialty Technical Publishers.

18. “Franchise & Dealership Law”:

http://www.weblocator.com/attorney/fl/law/franchdeal.html (Access

on: 22/11/2021).

19. Geert Bogaert and Ulrich Lohmann, Commercial Agency and

Distribution Agreements, Laws and practice in the Member States of the European Community.

20. Guriqbal Singh Jaiya, (Director, SMEs Division, WIPO), IP Disputes

79

21. Phạm Thị Thu Hà (2005), Franchise với doanh nghiệp Việt Nam,

InvestConsult Group, Hà Nội.

22. Hồ Hữu Hoành, Nguồn gốc phát triển của franchise, Link tham khảo:

http://www.vietfranchise.com/ (ngày truy cập: 22/11/2020).

23. Hồ Hữu Hoành, Sự phát triển của franchise tại Việt Nam, Link tham

khảo: http://www.vietfranchise.com/ (ngày truy cập: 22/11/2020).

24. Bùi Thanh Lâm, Nhượng quyền thương mại (franchising), cơ hội

“bùng nổ” ở Việt Nam?, Link tham khảo: http://vietnamese-law-

consultancy.com/vietnamese/content/browse.php?action=shownews&c ategory=&id=&topicid=117 (ngày truy cập: 22/11/2020).

25. Martin D. Fern, Kenneth R. Costello, Richard M. Asbill, W. Andrew

Scott, Franchising Law: Practice and Forms (The Franchisor), STP

Specialty Technical Publishers.

26. Northern Pacific Railway Company v US, 365 U.S. 1, 5 (1958):

www.heionline.com, http://www.jur.lu.se/intermet/english/home.nsf

(Access on: 22/11/2021).

27. Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và luận giải

các quy định của Luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh

thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, NXB Tư pháp, Hà

Nội.

28. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2007), Cẩm nang hợp

đồng thương mại, Xí nghiệp in SAVINA.

29. Quốc hội CHXHCN Việt Nam (2004), Luật Cạnh tranh năm 2004,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.

30. Quốc hội CHXHCN Việt Nam (2005), Bộ luật dân sự năm 2005, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Quốc hội CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Thương mại năm 2005,

80

32. Quốc hội CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

33. Quốc hội CHXHCN Việt Nam (2006), Luật chuyển giao công nghệ

năm 2006, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.

34. Roberto Baldi, Distributorship, Franchising, Agency - Community and

national Laws and Practice in the EEC.

35. Trần Ngọc Sơn (2004), “Nhượng quyền kinh doanh ở Việt Nam, khái

niệm và định nghĩa”, Tạp chí Luật sư ngày nay, số 04/2004, tr.7-11.

36. The Australia Mandatory Franchising Code of Conduct (1998).

37. The International Franchise Association – IFA:

http://www.franchise.org (Access on: 22/11/2021).

38. Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam (2007), Quyết định số

27/2007/QĐ-TTg ngày 15/02 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến

năm 2020, Hà Nội.

39. Lý Quí Trung (2005), Franchise - bí quyết thành công bằng mô hình

nhượng quyền kinh doanh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

40. Lý Quí Trung (2006), Mua franchise - cơ hội mới cho các doanh

nghiệp Việt Nam, NXB Trẻ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

41. Nguyễn Thanh Tú (2007), “Nhượng quyền thương mại dưới góc độ

Luật cạnh tranh”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 03/2007.

42. Nguyễn Thanh Tú (2007), “Nguyên tắc lập luận hợp lý và nguyên tắc

vi phạm mặc nhiên trong pháp luật cạnh tranh”, Tạp chí Nhà nước và

Pháp luật, Số 01/2007.

43. Điêu Ngọc Tuấn (2005), “Những vấn đề cơ bản về nhượng quyền

thương mại”, Tạp chí Toà án nhân dân, số 09 tháng 05/2005, tr.4-12.

44. Viện nghiên cứu quản lý trung ương (2002), Các vấn đề pháp lý và thể

81

án hoàn thiện mô trường kinh doanh VIE97/016, NXB Giao thông vận

tải.

45. Walter Goode (1997), Từ điển chính sách thương mại quốc tế, NXB

Thống kê, Hà Nội.

46. Warren's Forms of Agreements, Copyright 2003, Matthew Bender &

Company, Inc., a member of the LexisNexis Group.

47. Vũ Đặng Hải Yến (2005), “Nhượng quyền thương mại - Một số vấn đề

lý luận và thực tiễn tại Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số 3/2005.

48. Vũ Đặng Hải Yến (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp

luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thị trường

Một phần của tài liệu Hợp đồng nhượng quyền thương mại và bài học kinh nghiệm cho các thương nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 76 - 85)