PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 1 Môi Trường Vĩ Mô.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công ty may và những kế hoạch lâu dài duy trì các hợp đồng xuất khẩu và công tác kế tóan doc (Trang 25 - 32)

1.1. Các yếu tố kinh tế: Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 Dự đoán Tỷ lệ GDP (%) 6.89 7.04 7.24 >7.4 >7.5 Tỷ lệ lạm phát (%) -0.9 0.4 1.4 0.8 0.6 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 6.28 6.01 5.8 5.2 4.9 Lãi suất ngân hàng (%) 7.2 6.8 6.8 7.1 7.5

Tỉ giá hối đoái VND/USD 14.500 15.400 16.000 <16.900 <17.500

Với nền kinh tế phát triển như hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang dần chuyển

mình trở thành một nề kinh tế năng động và hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong khu vực Đông Nam Á. Việc hội nhập nền kinh tế toàn cầu là một thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.

Với một tỷ lệ GDP ngày càng cao biểu hiện cho một nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên sẽ là điền kiện thuận lợi trong

việc tiêu dùng của khách hàng, tăng thêm lợi thế cho doanh nghiệp trong cả nước

Tỷ lệ lao động không có việc làm ở mức cao, đây cũng là cơ hội tuyển chọn lao động cho doanh nghiệp. Vì đối với lao động sản xuất trực tiếp của Công ty không cần

thiết phải có trình độ cao. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp lớn cũng là gánh nặng cho xã hội,

nó làm cho nền kinh tế trì truệ biểu hiện cho một nền kinh tế phát triển không toàn diện.

Tỷ lệ lạm phát cũng tăng cao và lãi suất ngân hàng cũng cho được ưu đãi cho lắm làm cho việc huy động vốn đầu tư gặp nhiều khó khăn. Tỷ giá hối đoái ngày càng lớn đây là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu và thu ngoại tệ.

Việt Nam luôn kiên định với con đường CNXH, luôn tin tưởng vào Đảng.

Chính vì vậy, kể từ khi giành độc lập Việt Nam đã trở thành một quốc gia có nền

chính trị ổn định nhất thế giới, được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là quốc gia an

toàn nhất trong đầu tư. Điều này làm an tâm và khẳng định lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tình hình an ninh được giữ vững, an toàn trật tự xã hội ngày càng được

cải thiện, các chủ trương chính sách đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà

nước ngày càng được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Pháp luật Việt Nam đã không ngừng cải thiện để phù hợp với nền kinh tế chung

của thế giới. Những Bộ luật sửa đổi bổ sung ngày càng thông thoáng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và đã trở thành mãnh đất hấp dẫn cho đầu tư, những bộ luật về thuế,

tài chính kế toán ngày càng được công khai và dễ hiểu hơn, luật đất đai, luật xuất nhập

khẩu ngày càng hoàn thiện tạo điền kiện cho các nhà doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường trong nước và hướng ra thị trường thế giới.

1.3. Các yếu tố văn hoá-xã hội:

Với truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam, dù đi bất cứ nơi đâu con người Việt Nam vẫn giữ gìn một bản sắc văn hoá độc đáo và sâu sắc nhất, với tính cần

cù của con người Việt Nam và lối sống văn hoá phương đông kín đáo, dân tộc ta đã tạo nên một nét riêng cho chính mình, xã hội Việt Nam luôn lành mạnh và con người

Việt Nam luôn luôn nhiệt tình và hiếu khách. Điều đó đã để lại những ấn tượng rất sâu

sắc cho những du khách cũng như những nhà đầu tư nước ngoài. Họ luôn tin tưởng vào con người Việt Nam, đã tạo ra cho họ một phong cách sống mới với nền văn hoá

cho nền kinh tế Việt Nam tiếp cận với khoa học công nghệ mới cách quản lý nền kinh

tế hiện đại.

Văn hoá-xã hội mang ý nghĩa rất to lớn không chỉ đối với từng ngành hay từng

khu vực mà nó còn làm cho tổng thể một chiến lược phát triển kinh tế toàn xã hội.

1.4. Các yếu tố khoa học-công nghệ:

Tốc độ tin học hoá của toàn nhân loại đã gắn kết con người gần lại với nhau hơn, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, khoa học kỹ thuật không ngừng tạo ra

những công nghệ tiên tiến đã làm cho sức lao động của con người đỡ đi hàng ngàn lần, năng suất tạo ra tăng vọt làm cho hàng hoá đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của con người. Điều này tác động rất lớn đến Công ty bằng chứng là đã thay đổi hàng loạt các

máy móc thiết bị có kỹ thuật công nghệ cao cho năng suất cao, tạo ra nhiều hàng hoá cho xã hội. Với công nghệ mới và kiến thức sâu rộng đã kết hợp lại với nhau làm cho hoạt động sản xuất của Công ty ngày càng hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó Công ty đã tốn rất nhiều chi phí cho việc thay đổi máy móc thiết

bị, công nghệ ngày càng cao tạo ra sản phẩm ngày càng có chu kỳ sống ngắn dần lại

nếu như Công ty không ngừng cải tiến thì đây là một nguy cơ đối với Công ty. Nhưng ngược lại tạo ra sự cạnh tranh đó sẽ là cơ hội cho Công ty.

2. Môi Trường Vi Mô.

Môi trường kinh tế vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và là yếu tố ngoại

cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành

kinh doanh đó, nó có mối quan hệ tương tác lẫn nhau vừa là cơ hội vừa là đe doạ đối

hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, các trung gian tài chính và doanh nghiệp được

phản ảnh trên mô hình.

Các nhân tố chính yếu thuộc môi trường vi mô của Công ty.

2.1. Nhà cung cấp:

Trong hoạt động kinh doanh việc bảo đảm cho hàng hoá được lưu thông một

cách liên tục và việc kinh doanh không bị gián đoạn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau trong đó chiụ sự chi phối của nhà cung cấp. Cho nên việc xác định ai là nhà cung cấp các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình đòi hỏi Công ty phải xác định một cách rõ ràng và có mối quan hệ tốt đảm bảo cung cấp đúng số hàng cũng như

chất lượng, mẫu mã những mặt hàng mà Công ty đã ký kết hợp đồng.

Để có nguyên liệu sản xuất Công ty phải mua và nhập từ nước ngoài về như:

nút áo, chỉ, bông, sợi...mà nguyên liệu chủ yếu của Công ty cần là sợi Polyester và loại

sợi nhân tạo này nước ta chưa sản xuất được nên Công ty phải nhập khẩu từ nước

ngoài.

Nhà cung cấp Nguyên liệu

Itochi Nishizawa

Nomura Polyester Polyester

Polyester

Azerbaizan Bông thiên nhiên

Đặc điểm: đây là những nhà cung cấp đã có truyền thống lâu đời. Với chất lượng nguyên vật liệu rất có uy tín nên Công ty đã chọn các nhà cung cấp Nhật Bản để

cung cấp sợi Polyester cho mình và đây cũng là nhà cung cấp cho ngành dệt may Việt

Nam. Chất lượng, uy tín, tài chính hùng mạnh và tính chuyên nghiệp là những đặc tính

vốn có của các nhà cung cấp của Công ty.

Từ khi đi vào hoạt động sản xuất Công ty đã thay đổi rất nhiều nhà cung cấp

nguyên liệu bông thiên nhiên, nhưng những năm gần đây Công ty đã chọn Azerbaizan

là nhà cung cấp bông thiên nhiên chính thức cho Công ty với những đặc tính về uy tín,

chất lượng, giá cả phù hợp và có mối quan hệ rất mật thiết đã tạo nên những nhà cung cấp bền vững cho Công ty.

Ngoài ra, Công ty còn nhập thêm nhiều máy móc, thiết bị, phụ tùng để thay thế,

công nghệ hư hỏng không đạt hiệu quả trong quá trình sản xuất, được cung cấp bởi

những nước có ngành công nghệ cao như: Nhật, Mỹ, Canada, EU và Trung Quốc... 2.2. Đối thủ cạnh tranh:

Đặc điểm: tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may hiện nay là khá cao vì nhiều công ty đổ xô vào thị trường này để chiếm lấy thị phần. Vì vậy, cạnh tranh ngày càng gây gắt,

hiện nay ngoài việc phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh trong nước như: công ty

dệt may Tây Đô với uy tín và chất lượng đã dần chiếm lĩnh thị trường và có thị phần

khá cao, công ty dệt may 29-3....công ty dệt may Hoà Thọ còn phải đối phó với các

công ty từ nước ngoài như: công ty dệt may Trung Quốc tuy thị phần chưa cao ở thị trường Việt Nam, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng rất cao đây là sự đe doạ lớn cho

tổng công ty dệt may Việt Nam nói chung và công ty dệt may Hoà Thọ.

Tên Công ty Thị phần2002 Thị phần2003 Tỷ lệ gia tăng

Công ty dệt may 29-3 10.8 11.2 3.7%

Công ty dệt may Tây Đô 12.3 12.8 4.1% Công ty may Sài Gòn 6.7 6.4 -4.48% Công ty Pan Co 5.1 6.3 23.53% Công ty may Trung Quốc 3.2 3.6 12.5% Công ty may Hoà Thọ 6 6.3 5%

Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh trạnh vừa là đối tác của Công ty mỗi khi có nhu cầu lớn

về số lượng các công ty sang sẽ gánh nặng cho nhau để hoàn thành hợp đồng đúng yêu cầu và thời hạn.

2.3. Khách hàng:

Khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô về cơ cấu nhu cầu

trên thị trường của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng chiến lược kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay khách hàng chính của Công ty bao

gồm:

Tên khách hàng Doanh thu2002 Doanh thu2003 Tỷ lệ gia tăng

Khách hàng Miền Bắc 12.134.461.974 15.250.163.820 25.68% Khách hàng Miền Trung 30.827.326.722 46.213.088.174 49.91% Khách hàng Miền Nam 28.315.216.332 39.794.961.141 40.54%

Khách hàng nước ngoài+khác 51.301.248.388 89.927.833.567 75.29%

Đặc điểm: nhưng khách hàng của Công ty bao gồm tất cả các thành phần kinh

tế như:công ty TNHH, công ty Nhà nước, công ty tư nhân và những cơ quan xí nghiệp

có nhu cầu may mặc. Từ trước đến nay khách hàng chính của Công ty vẫn là những

những năm gần đây thị trường xuất khẩu là thị trường tiêu thụ mạnh nhất đối với Công

ty vì có doanh thu lớn từ ngoại tệ.

Hầu hết các khách hàng này đều hợp tác làm ăn với Công ty đã lâu năm và luôn

có mối quan hệ tốt đẹp. Tuy nhiên trong số đó cũng có nhưng công ty vừa là khách hàng vừa là đối thủ cạnh tranh trong ngành và phần lớn khách hàng của Công ty là

khách hàng mua đi bán lại.

2.3. Các tổ chức trung gian: bao gồm các tổ chức, cá nhân trợ giúp Công ty trong việc

câu dẫn bán hàng và đưa sản phẩm của Công ty đến tay người tiêu dùng, các tổ chức

tài chính, các cấp chính quyền địa phương, thông tin đại chúng...

+ Những công ty phân phối: là những công ty có điền kiện kho bãi, đội ngũ, phương tiện vận tải khá tốt có thể đáp ứng nhanh chóng, kịp thời cho giao nhận và phân phối hàng hoá.

+ Các cơ sở dịch vụ tiếp thị: có nhiệm vụ đưa sản phẩm của Công ty đi vào

đúng thị trường, giúp khách hàng nhận biết sản phẩm của Công ty.

+ Các tổ chức tài chính : cung cấp vốn cho Công ty khi Công ty có nhu cầu vay

vốn để đảm bảo trong quá trình kinh doanh được thông suốt. Họ là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư và các công ty bảo hiểm.

+Công chúng: giới công chúng là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản

xuất kinh doanh của Công ty. Họ là các tổ chức, cá nhân hay các tổ chức xã hội, tổ

chức quyền lực của Nhà nước bao gồm: giới truyền thông, giới chính quyền địa phương, giới hoạt động công đoàn....

Một phần của tài liệu Luận văn: Công ty may và những kế hoạch lâu dài duy trì các hợp đồng xuất khẩu và công tác kế tóan doc (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)