7. Kết cấu của đề tài
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN LẬP DỰ TOÁN VÀ
3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện lập dự toán ngân sách nhà nƣớc
cấp huyện tại Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Hoài Ân
3.2.1.1.Xác định cơ sở khoa học để lập dự toán ngân sách nhà nước
Cần nâng cao và chú trọng công tác tập huấn cho cán bộ lãnh đạo và bộ phần tài chính xã, thị trấn về quy trình, cơ sở và phƣơng pháp lập dự toán NSNN vào năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách và lập dự toán NSNN hàng năm. Lập dự toán thu cần nắm rõ nguồn thu tại địa phƣơng mình, nguồn thu dự kiến có thể khai thác, nguồn thu đấu giá đất dự kiến phát sinh để đầu tƣ XDCB. Lập dự toán chi cần tính toán đầy đủ quỹ lƣơng, định mức hoạt động và các chế độ, chính sách tại địa phƣơng. Tăng cƣờng bồi dƣỡng công tác quản lý tài chính cho cán bộ lãnh đạo cơ sở.
Đối với chuyên viên phụ trách ngân sách cấp huyện, cần bồi dƣỡng nâng cao năng lực tổng hợp, đánh giá tình hình thu, chi tại địa phƣơng đê có cơ sở lập và tổng hợp dự toán thu chi NSNN một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Rà soát, bổ sung các căn cứ làm cơ sở cho lập dự toán ngân sách nhà nƣớc: Đối với thu NSNN: Các căn cứ tính toán thu đối với từng đơn vị và số đối tƣợng sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, quy mô từng đối tƣợng.
Đối với chi NSNN: số biên chế đƣợc giao, có mặt trong các cơ quan hành chính nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, số lƣợng cán bộ công chức cấp xã,
cán bộ không chuyên trách xã, thôn…
Phổ biến các quan điểm, chủ trƣơng lớn của đảng, nhà nƣớc và của địa phƣơng về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và công tác quốc phòng an ninh... để lập dự toán ngân sách đảm bảo có tính khả thi cao. Phƣơng pháp phân tích, đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách của năm trƣớc và những năm liền kề để loại trừ những nhân tố khách quan trong quá trình lập dự toán ngân sách cho năm tiếp theo.
Thông qua lập dự toán ngân sách ở địa phƣơng, đơn vị; hàng năm cần sơ kết, tổng kết đánh giá các văn bản nhà nƣớc, địa phƣơng đã ban hành còn phù hợp với thực tế hoặc có những bất cập để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Thông qua hoạt động thực tiễn, kiến nghị về công tác lập dự toán thu, chi ngân sách gắn liền với công tác tăng cƣờng quản lý tài chính và trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong việc quản lý, sử dụng ngân sách.
Cụ thể cần thực hiện các giải pháp sau:
Một là: Xác định rõ định hƣớng và nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng, đơn vị trong năm tới để lập dự toán ngân sách phù hợp.
Hai là: Đánh giá, phân tích, nghiên cứu tiềm năng của địa phƣơng và xu hƣớng phát triển kinh tế để đƣa ra tiêu chí cho phù hợp.
Hơn nữa phải phân cấp thu, chi ngân sách phải phù hợp để các cấp chính quyền tăng cƣờng quản lý thu ngân sách. Gắn nghĩa vụ thu ngân sách với quyền lợi chi, không có tƣ tƣởng ỷ lại vào ngân sách cấp trên, thu chi phải dựa vào lẫn nhau, qua hạn mức chi để thu phù hợp, không đƣợc khai sai để lợi nhuận từ ngân sách cấp trên. Cần phân định phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền của các cấp chính quyền trong quá trình tổ chức tạo lập và sử dụng NSNN phục vụ cho việc thực thi các chức năng nhiệm vụ của nhà nƣớc, làm rõ quyền và trách nhiệm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cấp chính quyền nhà nƣớc, góp phần cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách.
3.2.1.2. Hoàn thiện lập dự toán ngân sách nhà nước tại Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hoài Ân
Lập dự toán NSNN phải đúng quy định của Luật NSNN năm 2015, phải căn cứ vào phƣơng hƣớng, chủ trƣơng, chính sách, nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh quốc phòng của địa phƣơng trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo, khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng. Lập dự toán NSNN phải dựa trên những căn cứ khoa học, tiêu chuẩn định mức của nhà nƣớc quy định, đồng thời có tính đến sự biến động của giả cả thị trƣờng. Với thực trạng trong khâu lập dự toán NSNN tại Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Hoài Ân nhƣ hiện nay cần phải hạn chế ngay trình trạng dự toán của các đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu căn cứ, không đúng định mức, xa rời khả năng ngân sách, không đảm bảo thời gian quy định của luật NSNN.
* Giải pháp hoàn thiện lập dự toán thu NSNN
- Việc lập dự toán và giao dự toán thu NSNN chƣa bao quát hết nguồn thu tại địa phƣơng, dự báo số thu và ƣớc thu chƣa chính xác. Dự toán thu NSNN còn chƣa dự kiến đƣợc số thu từ xử lý truy thu qua công tác thanh tra thuế hàng năm. Với những tồn tại này, tác giả đƣa ra giải pháp nhƣ sau: Khi lập dự toán thu NSNN cần căn cứ vào hành lang pháp lý thu đƣợc áp dụng trong năm kế hoạch và khả năng thực hiện các chỉ tiêu KT-XH và ngân sách năm trƣớc, dự kiến có cơ sở tình hình và tốc độ tăng trƣởng kinh tế, nguồn thu năm sau mà quan trọng nhất là khâu lập bộ thu của cán bộ chuyên môn ngành thuế, xác định tình hình sản xuất, kinh doanh của các cá nhân, tổ chức kinh doanh trên địa bàn. Chi cục thuế khu vực Hoài Nhơn- Hoài Ân- An Lão cần có sự phối hợp tích cực với Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện, Phòng Tài nguyên & Môi trƣờng, Ban Quản lý Dự án đầu tƣ xây dựng & Phát triển quỹ đất trong công tác xây dựng dự toán thu, phải rà soát, đối chiếu, tính toán các nguồn truy thu của năm trƣớc và dự kiến các nguồn thu có thể phát sinh trong năm dự toán, cần có số liệu theo dõi các hộ kinh doanh chính xác để không bị bỏ lọt nguồn thu. Trên cơ sở kế hoạch thu từ nguồn đấu giá đất đƣợc Phòng
Tài nguyên & Môi trƣờng xây dựng, các cơ quan chuyên môn phối hợp xây dựng kế hoạch vốn để bố trí các danh mục công trình XDCB, từ đó có thể dự kiến đƣợc các nguồn thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp…
- Tính chính xác của dự toán thu NSNBN còn hạn chế do các đơn vị cấp dƣới khi xây dựng dự toán thu không đúng, giấu nguồn thu. Dự toán thu ngân sách huyện đƣợc lập trên cơ sở tổng hợp dự toán thu của các đơn vị trực thuộc. Do đó, Phòng Tài chính - Kế hoạch cần có trách nhiệm tích cực trong việc hƣớng dẫn các đơn vị, địa phƣơng lập dự toán thu ngân sách thuộc phạm vi mình quản lý và cán bộ tài chính phụ trách công tác lập dự toán thu NSNN cần phải đánh giá đƣợc nguồn thu của đơn vị xây dựng lên có cơ sở hợp lý hay không trên cơ sở thuyết minh nguồn thu của đơn vị.
* Giải pháp hoàn thiện lập Dự toán chi NSNN
- Việc lập dự toán chi NSNN chƣa bao quát hết các nhiệm vụ chi tại địa phƣơng, cơ cấu chi chƣa hợp lý, các kinh phí thực hiện chính sách cuối năm còn dƣ phải nộp trả ngân sách cấp trên còn lớn. để khắc phục hạn chế trên, khi lập dự toán chi NSNN cần tổ chức khảo sát thực tế nhằm xây dựng, hoàn thiện các định mức chi phí làm căn cứ lập dự toán ngân sách dựa trên các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng ngành nhƣ: chi phí giáo dục, đào tạo cho một học sinh theo cấp học; chi xây dựng các công trình thủy lợi theo diện tích tƣới tiêu hàng năm; chi phí đảm bảo vệ sinh môi trƣờng đô thị theo diện tích…Việc cơ cấu chi chƣa hợp lý (chi đầu tƣ chiếm tỷ trọng thấp, chi thƣờng xuyên chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN) là do nguồn thu NSNN của huyện rất hạn hẹp, chủ yếu nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên mới có thể duy trì đƣợc bộ máy chi thƣờng xuyên của huyện, chi đầu tƣ chủ yếu từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất. Do đó, hạn chế này xuất phát từ nguyên nhân khách quan, rất khó để hoàn thiện đƣợc.
- Việc các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn chƣa chú trọng đến công tác lập dự toán chi NSNN. Để khắc phục hạn chế này, khi có văn bản hƣớng dẫn xây dựng dự toán, Phòng Tài chính- Kế hoạch phải hƣớng dẫn các
đơn vị dự toán, UBND các xã xây dựng dự toán chi đầy đủ các nhiệm vụ, các chính sách và định mức theo quy định. Với những nhiệm vụ, chính sách khi xây dựng phải có sự ƣu tiên theo mức độ và có thuyết minh rõ ràng, hợp lý sự cần thiết phải thực hiện các nhiệm vụ, chính sách đó. Trên có sở dự toán của các đơn vị gửi về, bộ phận quản lý ngân sách của Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định, tổng hợp. Đây là khâu rất quan trọng quyết định chất lƣợng của dự toán NSNN. Do đó, chuyên viên theo dõi tổng hợp phải có trình độ, phải nắm chắc các chế độ, chính sách, quy định hiện hành và khả năng đánh giá, so sánh nhƣng nhiệm vụ mà đơn vị xây dựng lên. Cần có sự so sánh việc thực hiện dự toán năm trƣớc với dự toán xây dựng năm nay để có cơ sở thẩm định.