Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa trục cam

Một phần của tài liệu LẮP ĐẶT – NGHIÊN CỨU CẤU TẠO – SỬA CHỮA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU – THANH TRUYỀN VÀ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ TRÊN ĐỘNG CƠ TOYOTA 3Y (Trang 171 - 175)

Chương 6 : TRỤC CAM

6.7. Trục cam trên động cơ Toyota 3Y

6.7.3. Kiểm tra hư hỏng và sửa chữa trục cam

- Kiểm tra các vết nứt, xước các bộ phận của trục cam: có thể dùng kính phóng đại hoặc mắt thường để kiểm tra phát hiện hư hỏng.

Hình 6.11: Kiểm tra độ cong của trục cam

+ Kiểm tra trục cam bị cong: Bằng cách đặt trục cam giữa hai mũi chống tâm của máy tiện hoặc khối V.

+ Đặt mũi dò của đồng hồ so trên mỗi cổ trục, quay trục cam và quan sát đồng hồ. Độ đảo hoặc độ lệch tâm chỉ ra trên đồng hồ là giá trị cong hoặc không thẳng của trục cam.

+ Nếu đồng hồ so hiện lên giá trị lớn hơn cho phép là 0.06mm thì thay thế trục cam.

- Kiểm tra chiều cao của mấu cam

+ Có thể được kiểm tra với trục cam ở trong hoặc ngoài động cơ kiểm tra độ nâng của cam bằng một pan me đo ngoài với trục cam nằm ngoài động cơ.

+ Chiều cao mấu cam tối thiểu: đối với cam nạp là 37.82mm, cam xả là 38.08mm. Nếu chiều cao của mấu cam nhỏ hơn chiều cao tối thiểu thì thay thế trục cam.

Hình 6.12: Kiểm tra chiều cao của mấu cam - Kiểm tra đường kính cổ trục cam

+ Dùng thước pan me để đo và kiểm tra. Đường kính tiêu chuẩn (từ phía trước)  Đường kính cổ trục 1: 46.459mm – 46.475mm

 Đường kính cổ trục 2: 46.209mm – 46.225mm  Đường kính cổ trục 3: 45.959mm – 45.975mm  Đường kính cổ trục 4: 45.709mm – 45.725mm  Đường kính cổ trục 5: 45.459mm – 45. 475mm

- Kiểm tra khe hở giữa cổ trục và bạc lót.

+ Có thể dùng miếng plastic hoặc dây chì để kiểm tra bằng cách sử dụng plastic ở một động cơ trục cam đặt trên nắp máy. Làm sạch bề mặt lót, đặt một miếng plastic ngang qua mỗi cổ trục, lắp nắp đậy trục cam và xiết chặt đến mô men quy định. Sau đó tháo các nắp ra sử dụng dụng cụ đo và đo độ dày của mảnh plastic đã bị dát mỏng, giá trị đo chính là khe hở lắp ghép giữa giữa cổ trục và bạc lót.

+ Khi khe hở giữa cổ trục cam và bạc lót lớn hơn 0,2 mm thì phải thay bạc mới. Độ dôi lắp ghép giữa bạc lót và gối đỡ thường bằng 0,01 - 0,08 mm.

Hình 6.13: Kiểm tra khe hở giữa cổ trục và bạc lót

- Trục cam được chế tạo bằng thép các bon hay thép hợp kim, được gia công nhiệt luyện và mài bóng, điều kiện bôi trơn tương đối tốt nên mòn chậm. Do đó, chỉ 2 - 3 lần sửa chữa lớn mới mài lại trục cam.

- Trục cam bị cong không quá 0,025 mm, nếu vượt quá giá trị đó có thể nắn lại bằng cách ép nguội để khỏi làm ảnh hưởng đến thời gian phối khí và độ mở của xu páp cũng như sự mài mòn cổ trục và bạc lót..

Hình 6.14: Kiểm tra độ dịch dọc của trục cam

- Để thay thế bạc lót trục cam bị mòn hoặc hư hỏng, bằng cách sử dụng một dụng cụ lắp bạc bằng ren hay một đầu đóng. Sau khi lắp bạc vào gối đỡ trục cam, yêu cầu các lỗ dầu trong bạc phải trùng với các lỗ dầu trong nắp máy hoặc thân máy và cần phải kiểm tra độ dịch dọc của trục cam bằng căn lá hoặc đồng hồ đo. Độ dịch dọc của trục cam 0.1mm – 0.6mm.

Một phần của tài liệu LẮP ĐẶT – NGHIÊN CỨU CẤU TẠO – SỬA CHỮA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU – THANH TRUYỀN VÀ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ TRÊN ĐỘNG CƠ TOYOTA 3Y (Trang 171 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)