Phân loại trục cam

Một phần của tài liệu LẮP ĐẶT – NGHIÊN CỨU CẤU TẠO – SỬA CHỮA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU – THANH TRUYỀN VÀ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ TRÊN ĐỘNG CƠ TOYOTA 3Y (Trang 158 - 162)

Chương 6 : TRỤC CAM

6.5. Phân loại trục cam

* DOHC và SOHC

- Cả hai loại động cơ đốt trong SOHC và DOHC đều sử dụng con đội, trục cam, cò mổ, xu páp và lò xo trong quá trình phân khối khí nhưng SOHC chỉ sử dụng một trục cam duy nhất, còn DOHC sử dụng 2 trục cam tạo nên một cơ cấu phối khí khác biệt.

6.5.1. DOHC

- DOHC (Double OverHead Camshaft) – trục cam kép: DOHC sử dụng 2 cam kép kéo 4 van xả và hút riêng biệt. Nhờ tính độc lập này mà DOHC có thể lắp nhiều van khá dễ dàng và chu kỳ nạp, xả cũng diễn ra nhanh hơn và tốc độ quay vòng cũng lớn hơn.

Hình 6.1: Cơ cấu động cơ cam kép DOHC - Ưu điểm:

+ DOHC có thể lắp 4 van hoặc nhiều hơn nên khi cùng một mức dung tích sẽ cho công suất lớn hơn nhiều so với động cơ SOHC.

+ Ở tốc độ cao, mô men và công suất tối đa của DOHC lại cao hơn SOHC, giúp máy khỏe hơn.

+ Việc bố trí bugi ở chính giữa buồng đốt giúp động cơ DOHC có hiệu quả đốt cháy nhiên liệu tốt hơn.

+ Động cơ DOHC còn sở hữu ưu thế về khả năng ứng dụng công nghệ van biên thiên, điều chỉnh trục cam giúp tối ưu hóa chế độ vận hành.

- Nhược điểm:

+ Giá thành cao vì cấu tạo động cơ phức tạp với nhiều chi tiết và yêu cầu công nghệ cao hơn. Khi gặp hư hỏng phải sửa đòi hỏi sự tỉ mỉ và người thợ có tay nghề cao, chi phí sửa chữa thay thế đắt đỏ.

đến khả năng vận hành, hoặc buộc nhà sản xuất phải tối giản một số chi tiết để cân bằng.

6.5.2. SOHC

- SOHC (Single OverHead Camshaft) – trục cam đơn: SOHC chỉ sử dụng 1 trục cam nằm ở phía trên nắp máy để kéo các van nạp và xả thông qua con đội hoặc cò mổ. Thông thường trục cam sẽ kéo 2 van, nhà sản xuất vẫn có thể lắp nhiều van hơn nhưng độ phức tạp và chi phí sẽ gia tăng gây sai mục đích sử dụng.

- Ưu điểm

+ Ở tốc độ thấp, động cơ SOHC sẽ tạo mo men cao hơn loại SOHC có cùng dung tích.

+ Cấu tạo đơn giản kèm theo việc giảm giá bán, hoặc thay vào đó sẽ đầu tư hơn về thiết kế, tiện ích.

+ Đây là động cơ thông dụng nên khi bị hỏng dễ tìm nơi sửa chữa, chi phí sửa và thay thế cũng thấp hơn nhiều.

- Nhược điểm

+ Động cơ SOHC do trục cam phải đặt giữa buồng đốt để truyền động cho cả van nạp, xả nên bugi phải đặt bên cạnh khiến hiệu quả sử dụng nhiên liệu kém hơn hẳn, do vậy xe sử dụng động cơ SOHC thường hao xăng hơn động cơ DOHC

+ Việc áp dụng các công nghệ cao trên SOHC sẽ gặp nhiều khó khăn.

6.5.3. OHV

- Trong động cơ OHV ( Over Head Valve) trục cam được đặt ở phần dưới trong thân máy gần trục khuỷu và được dẫn động bởi hệ thống gồm con đội, đũa đẩy, cò mổ để đóng mở các van xả, hút.

- Ưu điểm

+ Giá thành thấp. + Kích thước nhỏ gọn.

+ Mô men xoắn ở tốc độ thấp cho ra cao.

+ Kết cấu bộ phận dẫn động đơn giản vì khoảng cách giữa trục khuỷu và trục cam không lớn.

- Nhược điểm

+ Cần nhiều chi tiết trung gian để dẫn động trục cam và xu páp.

+ Do các chi tiết đều có khối lượng nên khi chuyển động có gia tốc, lực quán tính lớn.

+ Quá trình làm việc do giãn nỡ nhiệt nên khe hở nhiệt sẽ thay đổi làm anh hưởng đến chất lượng nạp và thải khí, gây ra tiếng ồn khi động cơ làm việc.

+ Phổ biến trên động cơ V6, V8.

Một phần của tài liệu LẮP ĐẶT – NGHIÊN CỨU CẤU TẠO – SỬA CHỮA CƠ CẤU TRỤC KHUỶU – THANH TRUYỀN VÀ CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ TRÊN ĐỘNG CƠ TOYOTA 3Y (Trang 158 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)