2 .Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
1.4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
1.4.2.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản
Tài sản là cơ sở vật chất kỹ thuật của DN, phản ánh năng lực hiện có của DN. Chính vì vậy, sử dụng tài sản hiện có một cách có hiệu quả vào hoạt động KD là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao HQHĐ của DN. Hiệu suất sử dụng tài sản thông thƣờng đƣợc đánh giá qua ba chỉ tiêu là hiệu suất sử dụng tổng tài sản, hiệu suất sử dụng TSNH và hiệu suất sử dụng TSDH. Cụ thể (Nguyễn Tấn Bình, 2010; Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2008; Nguyễn Văn Công, 2005; Nguyễn Văn Công, 2014; Nguyễn Năng Phúc và cộng sự, 2006):
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản (bao gồm cả TSNH và TSDH) của DN.
Chỉ tiêu này đƣợc tính dựa vào công thức sau:
Hiệu suất sử dụng Tổng tài sản =
Doanh thu thuần
(1.5)
Tổng Tài sản bình quân
Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi đồng tài sản của DN tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong một kỳ phân tích. Chỉ tiêu này càng cao càng có lợi cho DN, chứng tỏ trong kỳ, DN sử dụng tài sản càng hiệu quả. Ngƣợc lại, nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các tài sản luân chuyển chậm, nguyên nhân có thể là do HTK còn tồn nhiều hoặc sản phẩm sản xuất còn dở dang nhiều, hay tài sản cố định hoạt động chƣa đạt công suất tối đa kéo theo hoạt động KD của DN bị trì trệ.
- Hiệu suất sử dụng TSNH:
Hiệu suất sử dụng TSNH của DN thể hiện khả năng sử dụng toàn bộ các nguồn lực ngắn hạn của DN và cƣờng độ sử dụng các nguồn lực đầu vào để tạo ra kết quả KD trong quá trình hoạt động.
Chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng TSNH đƣợc tính dựa vào công thức sau:
Hiệu suất sử dụng
TSNH =
Doanh thu thuần
(1.6)
Tổng TSNH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, bình quân 1 đồng TSNH mà DN đã đầu tƣ thì mang lại đƣợc mấy đồng doanh thu.
- Hiệu suất sử dụng TSDH:
Hiệu suất sử dụng TSDH của DN thể hiện khả năng sử dụng toàn bộ các nguồn lực dài hạn của DN và cƣờng độ sử dụng các nguồn lực đầu vào để tạo ra kết quả KD trong quá trình hoạt động.
Chỉ tiêu phân tích hiệu suất sử dụng TSDH dựa vào công thức sau:
Hiệu suất sử dụng
TSDH =
Doanh thu thuần
(1.7)
Tổng TSDH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, bình quân 1 đồng TSDH mà DN đã đầu tƣ thì mang lại đƣợc mấy đồng doanh thu.
1.4.2.2. Phân tích hiệu năng hoạt động
Để phân tích hiệu năng hoạt động (số vòng quay của các nguồn lực) ta cần phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động của từng nguồn lực đầu vào thông qua số vòng quay của các nguồn lực sử dụng.
Chỉ tiêu số vòng quay của các nguồn lực cho biết để thu đƣợc 1 đơn vị đầu ra phải tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực đầu vào; hay nói cách khác, trong một kỳ hoạt động, nguồn lực đầu vào sử dụng luân chuyển đƣợc bao nhiêu lần. Chỉ số này càng lớn, phản ánh số vòng chu chuyển các nguồn lực đầu vào càng cao, hiệu suất hoạt động càng cao và ngƣợc lại.
Chỉ tiêu thời gian một vòng quay của từng nguồn lực cho biết, khoảng thời gian để nguồn lực đầu vào luân chuyển đƣợc một vòng là bao lâu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện các nguồn lực đầu vào sử dụng càng có hiệu quả và ngƣợc lại.
Thông thƣờng, hiệu năng hoạt động đƣợc đánh giá qua ba chỉ tiêu là vòng quay và số ngày vòng quay của TSNH, vòng quay và số ngày vòng quay của HTK, vòng quay và số ngày vòng quay của các khoản phải thu. Cụ thể (Nguyễn Năng Phúc và cộng sự, 2006; Nguyễn Tấn Bình, 2010; Nguyễn Văn Công, 2014):
- Phân tích vòng quay và số ngày vòng quay của TSNH:
Để phân tích đƣợc các chỉ tiêu này, bƣớc đầu ta phải đi tính đƣợc số vòng quay của TSNH, đƣợc tính dựa vào công thức sau:
Số vòng quay của TSNH =
Doanh thu thuần
(vòng) (1.8)
Tổng TSNH bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ TSNH của DN luân chuyển đƣợc mấy vòng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng TSNH càng cao.
Số ngày vòng quay
của TSNH =
360
(ngày) (1.9)
Số vòng quay của TSNH
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động của DN, 1 vòng quay của TSNH quay trong bao lâu. Thời gian này càng ngắn thì hiệu năng hoạt động càng cao và ngƣợc lại.
- Phân tích vòng quay và số ngày vòng quay của HTK:
Để phân tích đƣợc chỉ tiêu này, bƣớc đầu ta phải đi tính đƣợc số vòng quay HTK, đƣợc tính dựa vào công thức sau:
Số vòng quay
HTK =
Doanh thu thuần
(vòng) (1.10)
HTK bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ HTK của DN luân chuyển đƣợc mấy vòng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng HTK càng cao.
Số ngày vòng quay
HTK =
360
(ngày) (1.11)
Số vòng quay HTK
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động của DN, 1 vòng quay của HTK quay trong bao lâu. Thời gian này càng ngắn thì hiệu năng hoạt động càng cao và ngƣợc lại.
- Phân tích vòng quay và số ngày vòng quay của các khoản phải thu:
Để phân tích đƣợc chỉ tiêu này, bƣớc đầu ta phải đi tính đƣợc số vòng quay của các khoản phải thu, đƣợc tính dựa vào công thức sau:
Số vòng quay các khoản phải thu =
Doanh thu thuần
(vòng) (1.12)
Các khoản phải thu bình quân
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ các khoản phải thu của DN luân chuyển đƣợc mấy vòng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng các khoản phải thu càng cao.
Số ngày vòng quay các khoản phải thu = 360 (ngày) (1.13)
Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động của DN, 1 vòng quay các khoản phải thu quay đƣợc trong bao lâu. Tuy nhiên, khi số vòng quay các khoản phải thu quá lớn chứng tỏ DN chủ yếu bán hàng thu bằng tiền mặt, hạn chế chính sách cho nợ, điều này sẽ bất lợi cho DN trong điều kiện đối thủ cạnh tranh có chính sách bán hàng chấp nhận nợ tốt hơn.
1.4.2.3. Phân tích khả năng sinh lợi
Ở góc độ phân tích hiệu quả KD của DN thông qua các BCTC thì việc phân tích chỉ giới hạn ở việc phân tích hiệu quả cuối cùng thông qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận mà DN đạt đƣợc, do vậy nội dung phân tích HQHĐ của DN bao gồm các chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận thuần (ROS), tỷ suất sinh lợi của TS (ROA), tỷ suất sinh lợi kinh tế của TS (RE).
- Tỷ suất lợi nhuận thuần:
Khả năng tạo ra doanh thu của DN là những chiến lƣợc dài hạn, quyết định tạo ra lợi nhuận và nâng cao HQHĐ. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của các nhà quản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Do vậy, để tăng lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của CP, khi đó mới có sự tăng trƣởng bền vững. Mặt khác, chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm soát CP của các nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trƣờng. Khả năng sinh lợi của doanh thu đƣợc thể hiện qua chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận thuần”. Chỉ tiêu ROS đƣợc xác định theo công thức sau:
Tỷ suất lợi
nhuận thuần =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng doanh thu thuần x 100 (1.14)
“Doanh thu thuần” ở đây chính là doanh thu thuần hoạt động KD, bao gồm doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu thuần hoạt động TC, thu nhập khác. Trong trƣờng hợp doanh thu thuần hoạt động TC và thu nhập khác không đáng kể, có thể sử dụng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ để tính toán. Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần của DN. Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này mang giá trị dƣơng có nghĩa là DN KD có lãi, trị số này càng lớn phản ánh HQHĐ của DN càng cao. Trị số này mang giá trị âm nghĩa là Công ty KD thua lỗ. Chỉ tiêu này phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm KD của từng ngành. Vì thế, ngƣời ta thƣờng so sánh chỉ tiêu này với bình quân của toàn ngành mà DN tham gia.
- Tỷ suất sinh lợi của tài sản:
Đối với một DN hoạt động SX KD, TS là cơ sở vật chất kỹ thuật, phản ánh tình hình hiện có của DN. Chính vì vậy, sử dụng TS hiện có một cách có hiệu quả vào hoạt động KD là một trong những giải pháp quan trọng để nâng
cao HQHĐ của DN. Hiệu quả sử dụng TS của DN thể hiện qua KNSL của TS. Vì vậy, về thực chất, quá trình phân tích hiệu quả sử dụng TS chính là phân tích KNSL của TS; để qua đó xem xét các nguyên nhân ảnh hƣởng đến KNSL của TS và đề ra giải pháp quản lý phù hợp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TS, góp phần bảo toàn vốn, nâng cao HQHĐ. Đồng thời, trong quá trình phân tích, ngoài việc phân tích KNSL của tổng TS, để đánh giá đầy đủ, toàn diện về KNSL của các loại TS của DN khi tham gia vào quá trình SX KD, ngƣời phân tích còn có thể đi sâu phân tích KNSL của từng bộ phận TS nhƣ: TSDH , TSNH, TSCĐ.
KNSL của TS đƣợc phản ánh rõ nét nhất thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của TS, chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của TS mà DN sử dụng cho hoạt động KD của mình. Tỷ suất sinh lợi của TS đƣợc trình bày theo các công thức sau:
Tỷ suất sinh
lợi của TS =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng TS bình quân x 100 (1.15)
Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, DN đầu tƣ 100 đồng TS thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng TS của DN càng tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tƣ của DN.
Đồng thời, trong quá trình phân tích, ngoài việc phân tích KNSL của tổng TS, ngƣời phân tích còn có thể đi sâu phân tích KNSL của từng bộ phận TS nhƣ: TSNH, TSDH. Tỷ suất sinh lợi của TSNH và tỷ suất sinh lợi của TSDH đƣợc tính nhƣ sau:
Tỷ suất sinh
lợi của TSNH =
Lợi nhuận sau thuế TSNH bình quân
x 100 (1.16)
Chỉ tiêu này cho biết: Trong một kỳ phân tích, 100 đồng TSNH bình quân đƣa vào KD sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này tính ra càng lớn, hiệu quả của TSNH mang lại càng cao; do vậy, HQHĐ càng
cao và ngƣợc lại.
Tỷ suất sinh
lợi của TSDH =
Lợi nhuận sau thuế
TSDH bình quân x 100 (1.17)
Chỉ tiêu này cho biết: Trong một kỳ phân tích, 100 đồng TSDH bình quân đƣa vào KD sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả của TSDH mang lại càng cao; do vậy, HQHĐ càng cao và ngƣợc lại.
- Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản:
Chỉ tiêu “Tỷ suất sinh lợi kinh tế của TS” đƣợc tính nhƣ sau:
Tỷ suất sinh lợi
kinh tế của TS =
Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay
Tổng TS bình quân x 100 (1.18) Chỉ tiêu này thể hiện KNSL của tổng TS mà DN đang quản lý và sử dụng. Chỉ tiêu này so sánh lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay với tổng TS. Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng TS bình quân đƣa vào KD đem lại mấy đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả kinh tế của việc sử dụng TS càng cao và ngƣợc lại. Đối với chủ DN, chỉ tiêu này đƣợc dùng trong việc ra quyết định và kiểm tra. Đối với các nhà phân tích bên ngoài, qua việc nghiên cứu chỉ tiêu này sẽ dự đoán trƣớc đƣợc số lợi nhuận của DN.