Phân tích hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại dịch vụ tân thành long (Trang 40 - 45)

2 .Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

1.4.3. Phân tích hiệu quả tài chính

1.4.3.1. Phân tích khả năng sinh lợi của VCSH

Nguồn VCSH của DN bao gồm vốn góp KD, các quỹ của DN, lợi nhuận chƣa phân phối và các nguồn vốn khác nhƣ kinh phí xây dựng cơ bản,... Nguồn vốn này là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ tự chủ trong hoạt động tài chính. Các nhà đầu tƣ thƣờng quan tâm đến hiệu quả sử dụng VCSH vì họ quan tâm đến khả năng thu đƣợc lợi nhuận trên vốn mà họ bỏ ra để để đầu tƣ, với mục đích tăng cƣờng kiểm soát và bảo toàn vốn phát triển. Vì vậy, DN cần tính toán và xem xét hiệu quả sử dụng của VCSH để trên cơ sở đó có những dự đoán tốt nhất về mức tăng lợi nhuận.

Hiệu quả sử dụng VCSH đƣợc thể hiện qua công thức sau (Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2008; Nguyễn Tấn Bình, 2010; Nguyễn Văn Công, 2020):

Tỷ suất sinh lợi của

VCSH =

Lợi nhuận sau thuế

x 100 (1.19)

VCSH bình quân

Tỷ suất sinh lợi của VCSH (ROE) là chỉ tiêu phản ánh bình quân 100 đồng VCSH đầu tƣ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng VCSH càng cao và ngƣợc lại. Nếu hiệu quả sử dụng VCSH cao thì sẽ tạo nên sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ, giúp DN có thể tìm đƣợc nguồn vốn mới trên thị trƣờng tài chính để tài trợ cho tăng trƣởng. Ngƣợc lại, nếu hiệu quả sử dụng VCSH thấp hơn mức bình quân trên thị trƣờng thì chắc chắn DN sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn.

1.4.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn góp

Trong công ty cổ phần, để đánh giá khả năng sinh lợi tài chính từ việc sử dụng vốn góp của các cổ đông, các nhà phân tích thƣờng sử dụng chỉ tiêu nhƣ suất sinh lợi của cổ phần thƣờng, thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS), hệ số giá thị trƣờng trên thu nhập của một cổ phiếu thƣờng (P/E) và hệ số giá thị trƣờng trên giá trị sổ sách của một cổ phiếu (M/P), cụ thể (Nguyễn Năng Phúc và cộng sự, 2006; Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2008; Nguyễn Văn Công, 2020):

- Tỷ suất sinh lợi của vốn cổ phần thường:

Mục tiêu hoạt động của các DN là tạo ra thu nhập cho các cổ đông góp vốn; theo đó, suất sinh lời của vốn cổ phần thƣờng phản ánh lợi nhuận mà các cổ đông thƣờng thu đƣợc trên mỗi đơn vị vốn đã đầu tƣ. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

Tỷ suất sinh lợi vốn cổ phần thường =

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức ƣu đãi

x 100 (1.20)

Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng vốn cổ phần thƣờng đầu tƣ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Thu nhập của một cổ phiếu thường (EPS):

Các nhà đầu tƣ mua cổ phiếu đều có mong muốn sẽ thu đƣợc lợi nhuận trong tƣơng lai từ vốn đầu tƣ vào cổ phiếu đó. Vì thu nhập của một cổ phiếu thƣờng là căn cứ để trả lãi nên các nhà đầu tƣ thƣờng quan tâm đến các báo cáo của DN về thu nhập của một cổ phiếu thƣờng để quyết định lựa chọn cổ phiếu đầu tƣ. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

PS =

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức của cổ phiếu ƣu đãi

(1.21)

Số cổ phiếu thƣờng đang lƣu hành bình quân

Trong đó, số lƣợng cổ phiếu thƣờng đang lƣu hành bình quân bằng số lƣợng cổ phiếu thƣờng đang lƣu hành ở cuối kỳ hạch toán nếu không có cổ phiếu đƣợc phát hành hay thu hồi trong năm. Chỉ tiêu này cho biết một cổ phiếu thƣờng đang lƣu hành hàng năm sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận và thông thƣờng các cổ đông sẽ không nhận đƣợc hoàn toàn số này vì phần lợi nhuận tạo ra để chia cổ tức chỉ theo một tỷ lệ nào đó mà thôi, số còn lại sẽ bổ sung vào nguồn vốn KD để thực hiện tái sản xuất mở rộng của DN. Vì vậy, DN nào có EPS lớn hơn sẽ thu hút sự đầu tƣ nhiều hơn.

- Tỷ số giá thị trường trên thu nhập của một cổ phiếu thường (P/E):

Chỉ tiêu này phản ánh ở một mức độ nhất định tiềm năng phát triển của DN và sự đánh giá của thị trƣờng đối với thu nhập của nó. Chỉ tiêu này đƣợc tính nhƣ sau:

P/E =

Giá trị thị trƣờng của mỗi cổ phiếu

(1.22)

Thu nhập của mỗi cổ phiếu

Chỉ số P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần hay nhà đầu tƣ phải trả giá cho một đồng thu nhập là bao nhiêu. Chỉ số này đƣợc các nhà đầu tƣ quan tâm nhiều vì họ cho đó là tiêu chuẩn để đánh giá giá trị cổ phiếu. Thông thƣờng DN nào có khả năng tài

chính và hiệu quả KD cao thì chỉ số P/E cao và ngƣợc lại, số P/E thấp nếu DN hoạt động KD kém hiệu quả. Vì vậy, trƣớc khi đầu tƣ mua cổ phiếu, các nhà đầu tƣ sẽ xem xét chỉ số này, đồng thời đánh giá tình hình hoạt động KD của DN đó có triển vọng hay không để đƣa ra quyết định cuối cùng.

1.4.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Chi phí của DN bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chi phí tài chính, chi phí khác… Đó là các khoản chi phí bỏ ra để thu đƣợc lợi nhuận trong kỳ KD; chính vì vậy quản trị chi phí sản xuất KD là một trong những nội dung quan trọng của các nhà quản trị. DN muốn tối đa hóa lợi nhuận thì một trong những biện pháp là tối thiểu hoá chi phí một cách hiệu quả nhất. Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi phân tích chi phí, tùy vào mục đích của nhà phân tích có thể tiếp cận và tiến hành ở nhiều cách khác nhau. Thông thƣờng khi phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, các nhà phân tích thƣờng chú trọng đến chỉ tiêu KNSL của chi phí hoạt động và giá vốn hàng bán. Chi phí hoạt động có liên quan trực tiếp đến kết quả KD trong kỳ, còn giá vốn hàng bán lại chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí hoạt động và có quan hệ chặt chẽ với lợi nhuận về tiêu thụ. Phân tích KNSL của chi phí thƣờng đƣợc xác định thông qua các chỉ tiêu sau (Nguyễn Văn Công, 2020, tr.325 – 330):

Tỷ suất sinh lợi của giá vốn hàng bán

= Lợi nhuận sau thuế

x 100 (1.24)

Tổng giá vốn hàng bán

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, DN đầu tƣ 100 đồng giá vốn hàng bán thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện mặt hàng KD có lợi; do đó DN càng đẩy mạnh khối lƣợng tiêu thụ.

Tỷ suất sinh lợi của chi phí hoạt động

= Lợi nhuận sau thuế

x 100 (1.25)

Tổng chi phí hoạt động

phân tích DN đầu tƣ 100 đồng chi phí hoạt động thì thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trị số của chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện mức lợi nhuận thu về trong chi phí càng lớn và do đó DN đã tiết kiệm đƣợc các khoản chi phí chi ra trong kỳ.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Pha n tích HQHĐ DN là nhi m vụ quan trọng trong quá trình SX KD, là mọ t trong những kha u quan trọng trong co ng tác quản trị DN. Trong điều ki n họ i nhạ p kinh tế nhu hi n nay, hầu hết các DN đạ c bi t các DN trong sản xuất linh kiện ngành Gỗ đang phải đối mạ t với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các nhà quản lý của DN đang tìm mọi bi n pháp nhằm na ng cao HQHĐ của DN để có thể có chổ đứng vững chắc trong nền kinh tế thị tru ờng. Vi c pha n tích hoạt đọ ng KD của DN để xem xét tính HQHĐ là mọ t trong những yếu tố quan trọng để các nhà quản lý DN đề ra các quyết định nhằm na ng cao HQHĐ của DN.

Trong nội dung chƣơng này, tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận về HQHĐ và phân tích HQHĐ trong DN. Các vấn đề lý luận của Chƣơng 1 cung cấp cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu thực trạng phân tích HQHĐ tại Công ty TNHH Sản xuất và Thƣơng mại Dịch vụ Tân Thành Long ở Chƣơng 2 và đề xuất giải pháp hoàn thiện phân tích HQHĐ tại Công ty TNHH Sản xuất và Thƣơng mại Dịch vụ Tân Thành Long ở Chƣơng 3.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT VÀ THƢƠNG

MẠI DỊCH VỤ TÂN THÀNH LONG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty TNHH sản xuất và thương mại dịch vụ tân thành long (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)