Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Hoàn tthiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (Trang 49 - 52)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1. GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TUY PHƢỚC,

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc đƣợc thành lập từ trƣớc năm 1975, trải qua các giai đoạn tách nhập. Lúc mới thành lập, Trung tâm với quy mô nhỏ có khoản 20 giƣờng, sau đó đƣợc xây dựng mới với quy mô 80 giƣờng. Trong những năm qua từ năm 1998 đến nay đƣợc sự quan tâm, tạo điều kiện của Đảng và nhà nƣớc, Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc đã đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp cở sở hạ tầng toàn bộ các khoa lâm sàng và cận lâm sàng nhƣ: khoa Ngoại, Sản, Hồi sức cấp cứu, Nội – Nhi, Truyền nhiễm, khoa khám Liên Chuyên Khoa … Đến nay, Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc đã trở nên khang trang và xanh, sạch, đẹp, với chỉ tiêu giao đến năm 2020 là 120 giƣờng bệnh, các khoa, phòng đều hoàn thành và vƣợt mức kế hoạch chỉ tiêu cấp trên giao. Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc bao gồm: hệ điều trị ( Bệnh viện và Phòng khám Đa khoa Khu vực Phƣớc Hòa ), hệ dự phòng ( Khoa KSBT, HIV/AIDS,... và Phòng Dân Số ) và 13 Trạm Y tế xã, thị trấn.

Cán bộ, viên chức trong đơn vị luôn nỗ lực hết mình phục vụ ngƣời bệnh. Tại Khoa khám đã thực hiện lấy số khám bệnh bằng hệ thống lấy số tự động và đăng ký khám bệnh theo thứ tự không phân biệt ngƣời bệnh bảo hiểm hay không bảo hiểm (trừ trƣờng hợp cấp cứu) với phƣơng châm “Bệnh nhân đến: tiếp đón niềm nở, bệnh nhân ở: chăm sóc tận tình, bệnh nhân về: dặn dò chu đáo”. Tổ chức linh hoạt về nhân lực vừa điều trị lâm sàng khi cần phối hợp với khoa khám, không để ngƣời bệnh phải chờ lâu. Tại các khoa lâm sàng, việc khám bệnh cho thuốc theo đúng quy trình, phối hợp với cận lâm sàng tránh sai sót nhầm lẫn xảy ra. Ngƣời bệnh mổ cấp cứu đƣợc làm thủ tục nhanh chóng,

chính xác, ngƣời bệnh mổ phiên đƣợc công khai lịch mổ. Tinh thần thái độ phục vụ ngày càng đƣợc củng cố và nâng cao do vậy luợng ngƣời bệnh đến khám và điều trị đƣợc tăng lên. Không có tai biến trong điều trị.

Tại khoa Ngoại, Sản đã triển khai các phẫu thuật cho phép ở tuyến huyện nhƣ phẫu thuật cắt ruột thừa, mổ đẻ, mổ khâu lổ thủng dạ dày đặc biệt là đã tiến hành cắt tử cung bán phần, toàn phần và một số phẫu thuật về xƣơng đơn giản.

Triển khai mạnh mẽ việc kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong công tác khám, chữa trị bệnh cho đối tƣợng có thẻ BHYT hiệu quả nên đã đƣợc đại đa số bệnh nhân và ngƣời nhà bệnh nhân đồng tình hƣởng ứng. Bộ phận Y học cổ truyền đã triển khai các kỹ thuật mới vào công tác điều trị nhƣ: kéo dãn cột sống lƣng, cột sống cổ, tập vận động, phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt chi trong tai biến mạch máu não, teo cơ sau chấn thƣơng,… Trung tâm có vƣờn thuốc nam có các chủng loại phục vụ cho nhiều bài thuốc quí tại địa phƣơng

Năm 2011 đến nay Trung tâm đã phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ huyện xây dựng bếp ăn tình thƣơng miễn phí cho bệnh nhân điều trị nội trú đặc biệt là đối tƣợng ngƣời nghèo, ngƣời lang thang cơ nhỡ (Hàng ngày bếp ăn tình thƣơng cung cấp từ 25 – 30 suất ăn x 3 bữa/ngày).

Hàng năm Trung tâm phối hợp với phòng Y tế, Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện tổ chức khám nghĩa vụ quân sự cho thanh niên nhập ngũ đạt chất lƣợng tốt. Khám sức khỏe cho cán bộ huyện.

Ngoài ra còn tham gia khám và cấp thuốc miễn phí cho đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các buôn, bon, bản vùng sâu vùng xa

Ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện tại các khoa, phòng bên cạnh đó Trung tâm luôn lắng nghe ý kiến phản ánh của cử tri, các ý kiến đóng góp từ nhiều kênh thông tin khác nhau nhằm sửa chữa để tự hoàn thiện mình.

đến khám khá đông. Hàng năm đơn vị đều đạt và vƣợt chỉ tiêu khám chữa bệnh, công suất sử dụng giƣờng bệnh trên 90%.

. Trong khám chữa bệnh không có sự phân biệt đối xử giữa bảo hiểm và thu phí, thuốc dùng cho ngƣời bệnh BHYT cũng là thuốc dùng cho những ngƣời bệnh không phải BHYT, “thực hiện bệnh nào thuốc nấy”. Chính vì không có sự phân biệt đối xử nên ngƣời bệnh có thẻ khám BHYT ngày càng đông.

Để đạt đƣợc những kết quả trên là do sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ viên chức, ngƣời lao động Trung tâm, sự đoàn kết nhất trí, đồng tâm hiệp lực từ Ban lãnh đạo đến các khoa phòng và sự chỉ đạo kịp thời, có hiệu quả của Sở Y tế, Huyện uỷ, UBND huyện.

Công tác đoàn thể luôn đƣợc Ban giám đốc chú ý tạo mọi điều kiện để các đoàn thể hoạt động. Đoàn thể có mạnh thì các phong trào mạnh, tạo hƣng phấn để cán bộ, viên chức hăng say tham gia các mặt hoạt động công tác của đơn vị. Thông qua các hoạt động đoàn thể nhằm tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện tốt nội quy cơ quan, quy chế của ngành, hiến pháp, pháp luật của Nhà nƣớc…Tham gia tích cực các phong trào của ngành, huyện tổ chức tạo sân chơi bổ ích tạo tinh thần đoàn kết, tƣơng trợ lẫn nhau góp phần phục vụ tốt công tác chuyên môn.

Trong những năm qua, Trung tâm Y tế huyện Tuy Phƣớc không ngừng phấn đấu và phát triển, hoàn thành các chỉ tiêu mà Sở Y tế giao hàng năm. Đơn vị luôn duy trì thành tích đơn vị văn hóa, Đảng bộ, chi bộ đƣợc đánh giá trong sạch, vững mạnh, công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc, Chi đoàn Trung tâm Y tế đƣợc Tỉnh đoàn và Huyện đoàn tặng giấy khen về hoàn thành tốt phong trào đoàn và đoàn thanh niên. Hàng năm đơn vị có nhiều tập thể và cá nhân đƣợc Sở Y tế và các cơ quan ban ngành tỉnh, huyện tặng giấy khen và công nhận danh hiệu lao động tiên tiến về hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Hoàn tthiện tổ chức công tác kế toán tại trung tâm y tế huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)