CHƯƠNG 2 : CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA ĐIỆN TRỞ SUẤT THẤP
5.1. Xác định độ bão hòa nước
5.1.2. Xác định độ bão hòa nước theo ápsuất mao dẫn (Pc)
Tại đối tượng nghiên cứu thì mối quan hệ của Sw & Pc được chia ra một cách chi tiết và dựa trên khoảng biến đổi về độ thấm. Đây là cách đơn giản để tính toán và mô phỏng độ bão hòa nước theo áp suất mao dẫn và theo chiều cao cột dầu.
Tổng cộng năm hàm độ bão hòa nước được xây dựng dựa trên bộ mẫu lõi đo đạc và được rải theo năm nhóm độ thấm <20mD, 20-100mD, 100-500mD, 500-
1000, >=1000mD, mối quan hệ giữa độ bão với chiều cao cột dầu, độ bão hòa được xây dựng cho đới chuyển tiếp với ưu tiên là có hệ số hồi quy cao tại vùng chuyển tiếp. Các hệ số thực nghiệm a, b, c được tính toán với phương pháp bình phương cực tiểu và sai số nhỏ nhất.
Tính toán độ bão hòa nước dựa trên chiều cao cột dầu là phương pháp đơn giản nó phản ánh được tính chất vật lý thạch học của đá chứa và có độ chính xác tương đối trong vùng đới chuyển tiếp và dễ dàng mô hình hóa độ bão hòa nước trong mô hình địa chất ba chiều. Tuy nhiên cách tính toán độ bão hòa nước theo chiều cao cột dầu hay (Pc) chưa kết hợp trực tiếp được thông số rỗng thấm của đá chứa. Hình 5.2 là kết quả mối quan hệ Sw và Pc của đối tượng chứa dầu điện trở suất thấp, mỏ TGT.
Hình 5.2 Phân nhóm áp suất mao dẫn và độ bão hòa
Để chuyển đổi từ áp suất mao dẫn sang chiều cao cột dầu, gradient của dầu và gradient của nước được phân tích từ mẫu PVT và sau đó chuyển sang điều kiện vỉa chứa. Đối tượng nghiên cứu có gradient của dầu là 42.13 lb/ft3 và gradient của nước 63.94 lb/ft3. Mối quan hệ giữa độ bão hòa nước và chiều cao cột dầu được thể hiên như hình dưới. Hình 5.3 là kết quả nghiên cứu mối quan hệ chiều cao cột dầu và Sw của đối tượng chứa dầu điện trở suất thấp mỏ TGT.
60 (f t) 40 h 20 0 Sw (fraction) Sw-0.2 Sw-0.3 Sw-0.4 Sw-0.5 Sw-0.6
Hình 5.3 Mối quan hệ độ bão hòa và chiều cao cột dầu theo nhóm