.8 Tướng trầm tích trọng lực (GF) mỏ TGT

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THẤM CHỨA dầu KHÍ TRẦM TÍCH điện TRỞ THẤP lô 16 1 bể cửu LONG (Trang 123 - 126)

Chiều dày: Chiều dày dao động trong khoảng 0.2-5m với chiều dày trung bình khoảng 2m.

Địa vật lý giếng khoan: Gamma Ray tự nhiên, mật độ và neutron biểu hiện là cát kết với giá trị đo GR thấp, và có sự tách biệt. Trầm tích thường này thường là cát sạch và tỷ phần sét ít tính trong tập lớn (sequence).

Kích thước độ hạt: thường rất mịn đến thô và có độ mài tròn tốt

Hình ảnh giếng khoan: cát trầm tích hồ trọng lực có cấu trúc nội bộ, các phân lớp vỉa được nhìn thấy dễ dàng và có khuynh hướng nằm ngang. Các các hạt thô thể hiện rõ qua hình ảnh giếng khoan và thỉnh thoảng có thể nhìn thấy qua hình ảnh giếng khoan như hình 4.8.

b) Tướng dòng chảy chìm (Hyperpycnal Flow Facies-HF)

Tướng dòng chảy chìm là sự trộn lẫn hỗn độn của phân lớp cát kết và bùn hoặc bùn mỏng.

Chiều dày: Chiều dày thay đổi trong khoảng 0.2-3m, chiều dày trung bình khoảng 1m. Đá sét kết có chiều dày nhỏ hơn 0.2m nằm dưới độ phân giải của số liệu địa vật lý giếng khoan thông thường.

Hình ảnh giếng khoan: Các trầm tích tướng dòng chảy chìm có đặc trưng là phân lớp bùn mỏng và các đốm bùn và có sự tương phản phân dị khá rõ ràng giữa các phân lớp sét và cát. Ranh giới với tướng trầm tích lân cận thường có góc nghiêng rất thấp. Các phân lớp mỏng của tướng trầm tích dòng chảy chìm dựa trên mẫu lõi thường rất dễ phân biệt dựa trên phân lớp mỏng của lớp bùn tạo ra do có cấu tạo rất đặc trưng như hình 4.9.

Hình 4.9 Tướng dòng chảy chìm mỏ TGT

c) Tướng trầm tích bùn đầm hồ (Lacustrine Mud Facies- LM)

Tướng trầm tích bùn đầm hồ thường rất đồng nhất, với một phần rất nhỏ và bột, cát kết và các lỗ rỗng thường không phổ biến vì đây thường là vùng nước đáy yếm khí. Đây là môi trường thích hợp để bảo quản các vật chất hữu cơ có chứa Uranium.

Chiều dày: chiều dày biến đổi khoảng trong khoảng 0.1-3m và trung bình khoảng 1m.

Biểu hiện thông qua số liệu ĐVLGK có giá trị GR cao và gap giữa neutron và mật độ biểu thị là sét.

Độ hạt: Giá trị độ hạt biểu hiện là hạt rất mịn.

Hình ảnh giếng khoan: thể hiện chủ yếu là sét bùn và sự phân dị khá tốt với các vỉa lân cận.

Như vậy thì tướng địa chất của đồng bằng phù sa và đầm hồ thường được phân biệt khá rõ ràng dựa trên độ hạt, độ hạt của môi trường đồng bằng phù sa thường thô hơn so với môi trường đầm hồ, và độ mài tròn của trầm tích đầm hồ có xu thế tốt hơn so với môi trường đồng bằng phù sa. Hàm lượng Thori thường cao trong môi trường đồng bằng ngập lụt và thấp trong môi trường đầm hồ ven biển. Uranium có hàm lượng cao trong vật liệu trầm tích đầm hồ. Do vậy tỷ lệ Th/U là một trong những chỉ số để đánh giá và nhận biết về môi trường trầm tích đồng bằng phù sa hay đầm hồ như hình 4.10.

Hình 4.10 Tướng bùn đầm hồ (LM)

d) Tướng trầm tích cửa sông (Mounth Bar-MB)

Các trầm tích cửa sông thường có xu thế thô dần về phía nóc vỉa và thường được phủ lên bởi cát lòng sông.

Kích thước độ hạt: Các hạt thường có kích thước hạt từ mịn đến rất mịn và chiều dày dao động trong khoảng từ 1cm đến 10cm. Cát kết được nằm xen kẽ với bột sét kết và tạo ra trình tự tổng thể vi tinh nổi bật trên nền tổng quan thô dần về phía nóc. Các cấu trúc phân lớp mỏng thứ sinh thường ít xuất hiện.

Tướng trầm tích cửa sông thường được mô tả giống với trầm tích vỡ bờ (Crevasse splays) tuy nhiên có thể nhận biết là nằm ngay dưới trầm tích lòng sông. Trầm tích được mô tả như là các thân cát nằm ngay cửa sông, các trầm tích cửa

sông mouth bar thường dày ở giai đoạn ban đầu và bị bào mòn do sự sói mòn của lòng sông cổ.

Các tướng trầm tích của mỏ TGT được nhận biết trên tài liệu ĐVLGK và mẫu lõi nhìn chung có chiều dày tương đối nhỏ và bị xen kẹp bởi các lớp sét mỏng và sét phân tán.

4.1.2. Mô hình dự đoán độ thấm tuyệt đối (Ka)

Dự đoán độ thấm của đối tượng nghiên cứu là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Mô hình độ thấm được xây dựng dựa trên số liệu mẫu lõi và mô tả tướng trầm tích sau đó được tính cho toàn bộ giếng khoan.

Các tướng trầm tích được mã hóa một cách chi tiết thông qua mô tả địa chất, như trong phần địa chất đã giới thiệu thì môi trường trầm tích của đối tượng nghiên cứu là môi trường đồng bằng sông ngòi và môi trường đầm hồ ven biển với các tướng tương ứng được mã hóa như sau hình 4.11.

Chú thích:

1. Grain size and sedimentary structures: Kích cỡ hạt và cấutrúc trầm tích. 2. Lithology: ký hiệu thạch học 3. Oil staining: Biểu hiện dầu khí 4. Fluorescence: Phát quang dầu khí 5. Sand: Cát

6. Silt: Bột 7. Clay: Sét

8. Drillers depth: Độ sâu theo cần khoan 9. Core: Mẫu lõi lấy bằng cần khoan

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THẤM CHỨA dầu KHÍ TRẦM TÍCH điện TRỞ THẤP lô 16 1 bể cửu LONG (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w