7. Kết cấu của đề tài
3.3. Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp
3.3.2. Kiến nghị đối với BHXH huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định để
hoàn thiện hệ thống quản lý kiểm soát nội bộ hoạt động thu, chi BHXH
Cơ quan BHXH huyện Vân Canh cần có cơ chế phân tích, đánh giá rủi ro đe dọa đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động BHXH, cần có sự quan tâm đáng kể đến việc đánh giá rủi ro. Các biện pháp cụ thể nhƣ: xây dựng bộ phận thƣờng xuyên chịu tránh nhiệm giám sát, phân tích các rủi ro phát sinh trong hoạt động thu, chi BHXH và đƣa ra các giải pháp quản lý, khắc phục các rủi ro này. Cơ quan BHXH có thể phân chia trách nhiệm đánh
giá rủi ro thu và chi BHXH cụ thể cho một bộ phận hoạt động độc lập với phòng thu và phòng chế độ chính sách để có thể đánh giá các rủi ro một cách khách quan và đầy đủ.
Sau khi đã nhận thức tƣơng đối đầy đủ các loại rủi ro cũng nhƣ đánh giá khả năng rủi ro, BHXH huyện Vân Canh cần nâng cao công tác kiểm tra, giám sát cho từng loại rủi ro chủ yếu của hoạt động BHXH. Các nguyên tắc giám sát luôn phải có sự kiểm tra độc lập quá trình của từng hoạt động BHXH. Mỗi khi phát sinh các vấn đề ảnh hƣớng đến hoạt động BHXH, BHXH huyện Vân Canh cần phải phân tích, đánh giá lại các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra các rủi ro đó. Qua đócó thể do bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc quản lý rủi ro, giám sát rủi ro của hoạt động BHXH thực hiện nhằm soi rọi lại chính hoạt động BHXH của cơ quan và rút ra những bài học kinh nghiệm cho đơn vị.
Việc hoàn thiện các các bộ phận KSNB của cơ quan BHXH về cơ bản sẽ giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thu, chi BHXH. Thiết lập đƣợc hệ thống KSNB và để hệ thống này thực hiện một cách hữu hiệu cần xây dựng những công cụ hỗ trợ việc kiểm soát hoạt động rủi ro cụ thể nhƣ sau:
Một là: Thiết lập bộ phận cảnh báo về việc thu BHXH trong hoạt động BHXH
Hiện nay phòng thu có nhiệm vụ thu và đôn đốc thu BHXH, tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro có sự thông đồng giữa cán bộ thu và các đơn vị tham gia BHXH thì cần thiết lập bộ phận tách biệt với phòng thu để kiểm tra việc đôn đốc thu BHXH, bộ phận này cần có các yêu cầu nhƣ sau:
Bộ phận này thực hiện công việc độc lập với phòng thu và phòng kế hoạch tài chính. Bộ phận có nhiệm vụ nhắc nhở, đôn đốc thu BHXH khi đến hạn thu hoặc đối với các đơn vị chậm nộp và nợ.
Bộ phận này sẽ tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận thu và bộ phận kế toán khi có những cơ sở đi đến kết luận những đối tƣợng tham gia BHXH chậm nộp, không nộp, không nộp đúng BHXH.
Bộ phận này có trƣờng hợp cảnh báo về trƣờng hợp nợ BHXH và đồng thời sẽ kiểm tra công tác thu của bộ phận thu để kiểm soát sự gian lận, rủi ro, thông đồng với đối tƣợng tham gia BHXH làm thất thu quỹ BHXH.
Bộ phận này có thể nằm trong phòng kiểm tra nhằm giảm chi phí và sử dụng nguồn nhân lực hiện có, nhƣng phải phát huy tối đa nhiệm vụ này hơn nữa. Tuy nhiên bộ phận này tránh tiếp xúc trực tiếp với đối tƣợng tham gia BHXH, bộ phận này có trách nhiệm cảnh báo để tiến hành các biện pháp xử phạt đối với các đối tƣợng thông qua văn bản là chủ yếu.
Hai là: Tăng cƣờng ứng dụng CNTT vào quy trình thu BHXH và xét duyệt chi BHXH để đảm bảo thu đầy đủ, kịp thời và giải quyết đúng đối tƣợng.
Hiện nay, mặc dù quy trình hoạt động BHXH hiện nay tại BHXH huyện Vân Canh đã đƣợc tin học hoá khá rõ nét, tuy nhiên vẫn còn hạn chế một số mặt nhƣ kỹ năng vận hành ứng dụng của cán bộ, viên chức làm trực tiếp, hệ thống bị lỗi về c hức năng, đƣờng truyền…nên dẫn đến trƣờng hợp xử lý theo ý chủ quan của mỗi cá nhân, tạo sự chƣa đồng nhất trong cùng hệ thống làm ảnh hƣởng đến quỹ BHXH và ngƣời tham gia BHXH.
Để làm tốt việc này cần thiết lập bằng văn bản, bảng mô tả công việc thu - xét duyệt chi. Tuy nhiên, kết quả công tác thu và chi phải có sự kiểm tra của cấp có thẩm quyền hoặc bộ phận độc lập khác thông qua tài liệu chứng từ liên quan.
Ba là: Phân công cán bộ thu, chi thực hiện công tác phù hợp với năng lực của nhân viên và khối lƣợng công việc đang phụ trách.
Bốn là: Xác minh lại thông tin của cán bộ thu, chi để đảm bảo thông tin chính xác, đúng thực tế.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Với những giải pháp đã trình bảy trong chƣơng 3, về cơ bản đã đáp ứng các mục tiêu đề ra ban đầu của luận văn. Nhƣng để các giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác kiểm soát nội bộ này đƣợc áp dụng trên thực tế thì cần rất nhiều yếu tố: sự nhận thức và tƣ duy quan điểm quản lý của lãnh đạo, sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ, ngành, BHXH Việt Nam, cần hệ thống hóa công nghệ thông tin trên toàn quốc để kết nối dữ liệu với nhau, tránh những trƣờng hợp gian lận, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành có liên quan thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát của đơn vị, mang lại hiệu quả quản lý cao.
KẾT LUẬN CHUNG
Bảo hiểm xã hội là hệ thống an sinh xã hội liên quan đến quyền, lợi ích và trách nhiệm của nhiều thành viên trong xã hội, góp phần quan trọng để ổn định cuộc sống về vật chất và tinh thần cho nhân dân, đồng thời thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Cùng với yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành BHXH, yêu cầu đặt ra với BHXH huyện Vân Canh là phải đảm bảo thực hiện thu, chi chế độ BHXH, BHYT, BHTN có hiệu quả, hạn chế đến mức tối đa việc lạm dụng các quỹ. Do đó, sự cần thiết trong công tác quản lý là phải có sự kiểm soát trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, trong đó công tác kiểm soát thu, chi BHXH là vấn đề quan trọng trong lĩnh vực quản lý về tài chính của Ngành.
Qua quá trình nghiên cứu về KSNB đối với các hoạt động thu, chi tại BHXH huyện Vân Canh, Luận văn đã tập trung giải quyết đƣợc một số vấn đề sau:
1. Luận văn đã tổng kết những lý luận về quản lý và KSNB trong quản lý, những kiến thức chung về KSNB và những hạn chế cố hữu của KSNB.
2. Nghiên cứu những đặc điểm của các hoạt động thu, chi BHXH để làm căn cứ phân tích vai trò của KSNB đối với các hoạt động thu, chi BHXH.
3. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng KSNB đối với các hoạt động thu, chi BHXH tại BHXH huyện Vân Canh, nêu lên những mặt ƣu điểm cũng nhƣ những mặt còn hạn chế, nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó, thấy đƣợc sự cần thiết phải hoàn thiện.
4. Đề ra căn cứ và một số giải pháp nhằm tăng cƣờng KSNB đối với các hoạt động thu, chi BHXH tại BHXH huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định.
nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả mong nhận đƣợc sự phê bình, góp ý của các độc giả.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo hiểm xã hội việt Nam (2017), Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của BHXH Việt Nam về ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, quản ý số BHXH, thẻ BHYT, Hà Nội.
2. Bảo hiểm xã hội việt Nam (2019), Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của BHXH Việt Nam về Ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN, Hà Nội.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2020), Cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam, truy cập: https://baohiemxahoi.gov.vn/, ngày 20 tháng 02 năm 2020.
4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2019), Quyết định số 969/QĐ-BHXH ngày 29/07/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, Hà Nội. 5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2018), Quyết định số 888/QĐ-BHXH ngày
16/07/2018 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam,
Hà Nội.
6. Bộ môn Kiểm toán, Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2012), Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Phƣơng Đông, Hồ Chí Minh. 7. Bộ Tài chính (2001), Quyết định số 143/2001/QĐ- BTC ngày 21 tháng 12
năm 2001 về việc ban hành sáu chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đợt 3, Hà Nội.
8. Vũ Hữu Đức (2009), Tăng cường KSNB các đơn vị thuộc khu vực công- Nhìn từ góc độ Kiểm toán Nhà nước, Nhà xuất bản Tài chính.
9. Huỳnh Thị Ly Ly (2015), Hoàn thiện kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Kế toán, Trƣờng Đại học Quy Nhơn.
10. Võ Năm (2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trƣờng Đại học Đà Nẵng.
11. Võ Thị Thanh Nhàn (2017), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu – chi Bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Quy Nhơn, Luận văn Thạc sĩ Kế toán, Trƣờng Đại học Quy Nhơn.
12. Huỳnh Thị Bích Ngọc (2013), Hệ thống KSNB tại Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Kế toán, Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
13. Mai Thị Kiều Oanh (2014), Hoàn thiện hệ thống KSNB tại cơ quan BHXH thành phố Biên Hòa, Luận văn Thạc sĩ Kế toán, Trƣờng Đại học Lạc Hồng.
14. Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13, Hà Nội. 15. Quốc hội (2014), Luật BHXH số 58/2014/QH13, Hà Nội.
16. Quốc hội (2014), Luật BHYT sửa đổi, bổ sung số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 06 năm 2014, Hà Nội.
17. Quốc hội (2013), Luật Việc làm số 38/2013/QH13 thông qua ngày 16/11/2013, hiệu lực từ ngày 01/01/2015, Hà Nội
18. Hồ Thị Minh Tân (2018), Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Kế toán, Trƣờng Đại học Quy Nhơn. 19. Thủ tƣớng Chính phủ (2016), Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05
tháng 01 năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội.
20. Báo cáo tổng kết năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 của BHXH huyện Vân Canh
21. Báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 của BHXH huyện Vân Canh
22. Báo cáo quyết toán thu BHXH, chi BHXH 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 của BHXH huyện Vân Canh