7. Kết cấu của đề tài
3.3. Một số kiến nghị để thực hiện các giải pháp
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, các Bộ, ngành, BHXH Việt Nam
Hiện nay tình trạng trốn, nợ, chiếm dụng tiền BHXH trong các doanh nghiệp đã đến mức báo động và trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp và khiếu kiện giữa ngƣời lao động và chủ SDLĐ. Việc không tham gia BHXH đầy đủ cho ngƣời lao động không những gây thất thu cho quỹ BHXH mà quan trọng hơn là quyền lợi hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động bị xâm hại, ảnh hƣởng đến lòng tin của ngƣời lao động làm công ăn lƣơng. Có thể phân các doanh nghiệp nợ BHXH theo hai nhóm, trên cơ sở đó có biện pháp xử lý phù hợp: Nhóm thứ nhất: đó là các doanh nghiệp thực sự khó khăn, nhóm thứ hai: những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, NLĐ có việc làm thƣờng xuyên, nhƣng cố tình nợ đọng BHXH dây dƣa kéo dài, lạm dụng quỹ BHXH, vi phạm quyền lợi của NLĐ. Để hạn chế tình trạng nợ đọng BHXH, cần tập trung vào nhóm hai với việc thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
- Xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, lập hồ sơ khởi kiện ra tòa án các doanh nghiệp cố tình vi phạm trong thời gian dài, mức độ vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt là các đơn vị nợ BHXH với số tiền nợ lớn. Qua khởi kiện nếu đơn vị vẫn không chấp hành, cơ quan BHXH có quyền chuyển hồ sơ sang cơ quan thi hành án.
- Ban hành các Văn bản phối hợp giữa cơ quan BHXH với ngành Lao động Thƣơng binh & Xã hội, Liên đoàn Lao động địa phƣơng, thông qua hình thức xây dựng Quy chế phối hợp thực hiện chính sách, chế độ BHXH cho ngƣời lao động. Để đảm bảo cơ sở pháp lý trong phối hợp thực hiện, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các bên cần có hƣớng dẫn hoặc có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý cấp trên về Quy chế đó, nhƣ Bộ
Lao động Thƣơng binh & Xã hội, BHXH Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đây là ba cơ quan có mối quan hệ mật thiết, trực tiếp đến việc thực hiện chính sách BHXH: Bộ Lao động Thƣơng binh & Xã hội thực hiện quản lý nhà nƣớc, BHXH Việt Nam là cơ quan thực hiện và Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện giám sát, đặc biệt phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn, đặc biệt Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giám sát chặt chẽ trong việc hình thành và hoạt động của các Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp trốn, nợ BHXH để Công đoàn ở cơ sở có chỗ dựa vững chắc bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ngƣời lao động.
Chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng, các tỉnh, thành phố để tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về BHXH ở địa phƣơng, gắn trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trong việc quản lý đối tƣợng tham gia BHXH ngay từ khi thành lập doanh nghiệp.
Sửa đổi, cụ thể hóa những quy định về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đóng BHXH, BHYT cho NLĐ. Mặt khác, phải xây dựng các chế tài xử lý khi các đơn vị vi phạm quy định về việc tham gia BHXH cho NLĐ, đặc biệt đối với các hành vi chây ỳ, né tránh, lợi dụng, chiếm dụng quỹ BHXH; Tăng cƣờng số lƣợng, chất lƣợng thanh tra viên và tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm việc thực hiện chính sách BHXH: Quy định mức phạt vi phạm pháp luật về BHXH thật nặng để NLĐ và NSDLĐ đều phải chấp hành những quy định về BHXH, vừa tạo đƣợc sự răn đe, vừa tạo nên tính chấp hành pháp luật trong lĩnh vực BHXH. Với mức phạt tối đa là 30 triệu đồng, so sánh với lợi ích thu đƣợc từ việc không đóng thì mức xử phạt này là quá nhẹ. Do vậy dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm, khi bị xử phạt thì nhanh chóng chấp hành ngay việc nộp phạt nhƣng sau đó lại tiếp tục vi phạm. Thiết nghĩ, nên nâng cao hơn nữa mức xử phạt, có thể xem xét đến chế tài thu hồi giấy chứng nhận đầu tƣ hoặc tƣơng đƣợng đối với những chủ sử dụng lao động vi phạm pháp luật BHXH. Bởi vì, xét cho
cùng thì một doanh nghiệp khi hoạt động mà không tôn trọng quyền lợi của NLĐ, không có khả năng đóng các khoản BHXH cho NLĐ theo quy định thì rõ ràng doanh nghiệp đó không có một chiến lƣợc hoạt động lâu dài. Do vậy, việc áp dụng chế tài này có vẻ phù hợp với những NSDLĐ cố tình vi phạm hay tái phạm nhiều lần.
Nghiên cứu điều chỉnh cơ chế quản lý thu - chi quỹ BHXH, chỉ đạo các ngành chức năng rà soát các văn bản hƣớng dẫn thi hành pháp luật về BHXH, khắc phục sớm những bất cập, đồng thời xem xét tính khả thi của các văn bản pháp quy mà Chính phủ và các Bộ đã ban hành.
Đề nghị Đoàn đại biểu UBND và các vị Đại biểu UBND tăng cƣờng giám sát theo chuyên đề trong từng lĩnh vực nhƣ: hoạt động mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH; tình hình nợ đóng BHXH, chậm đóng BHXH tại địa phƣơng.
Đƣa các quy định về BHXH vào chƣơng trình đào tạo trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng và các trƣờng trung học dạy nghề để học sinh, sinh viên tìm hiểu, tiếp cận với chính sách BHXH để khi làm việc dù vào bất kỳ lĩnh vực lao động nào trong Nhà nƣớc hay ngoài quốc doanh thì ngƣời lao động đều nhận thức đƣợc trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi về BHXH của bản thân mình.