DNN&V làm đối tác liên kết làm tăng sức mạnh của các doanh nghiệp lớn

Một phần của tài liệu MỞ đầu: (Trang 26 - 27)

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

1.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế-xã

1.2.5. DNN&V làm đối tác liên kết làm tăng sức mạnh của các doanh nghiệp lớn

nghiệp lớn

Doanh nghiệp lớn có thế mạnh về vốn, công nghệ, quy mô sản xuất kinh doanh, khả năng đáp ứng công nghệ, chương trình lớn về tiếp thị, phát triển thị trường,… Nhưng phân công lao động xã hội chỉ có doanh nghiệp lớn thì sẽ không hiệu quả, không phát huy được lợi thế trong liên kết kinh tế để tạo ra sức mạnh cạnh tranh của cả nền kinh tế. Đối với nhiều lĩnh vực, mặt hàng, doanh nghiệp lớn cần liên kết với các DNN&V trên cơ sở phân công lao động hợp lý, hiệu quả để cùng phát triển, nhất là những lĩnh vực như khâu thu mua nguyên vật liệu cũng như phân

phối sản phẩm cần trên diện rộng, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, …

Ở Việt Nam, các DNN&V nhất là các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân đảm nhận vai trò là xí nghiệp vệ tinh cung cấp nguyên liệu, hỗ trợ các doanh nghiệp NN, các doanh nghiệp lớn sản xuất trong các lĩnh vực sản xuất giấy, chế biến chè, hoá chất, vật liệu xây dựng; là mạng lưới phân phối hàng hoá, tiêu thụ nông sản, giúp đỡ người nông dân. Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần phải thực hiện chuyên môn hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hợp tác giữa các doanh nghiệp nói chung, giữa các doanh nghiệp lớn với các DNNVV nói riêng. Bởi vì, trong cơ cấu công nghiệp dựa trên lợi ích kinh tế từ quy mô, hiệu quả đạt được nhờ sự phân chia quá trình sản xuất thành các giai đoạn với sự chuyên môn hóa cao độ. Các doanh nghiệp có thể hợp tác với nhau dưới nhiều hình thức từ quan hệ đối tác làm ăn chiến lược, đối tác về công nghệ, quan hệ trong mạng lưới phân phối, hợp đồng thầu phụ…Các DNNVV có thể bổ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào, bao bì; gia công, chế biến các bộ phận, phụ tùng và bán thành phẩm; tiếp thị và phân phối sản phẩm…, góp phần tạo ra sức cạnh tranh cần thiết để đẩy mạnh quá trình phát triển và nâng cao tính cạnh tranh trên toàn quốc.

Trong buổi ban đầu khi mới hình thành, phần lớn các tập đoàn xuyên quốc gia trên thế giới đều có xuất phát điểm từ DNNVV và trong toàn bộ lịch sử hoạt động và lớn mạnh dần họ luôn luôn và đang có sự liên kết chặt chẽ với các DNNVV. Ở Nhật Bản, sở dĩ các sản phẩm ô tô của Nhật có tính cạnh tranh cao trên thị trường và chiếm ưu thế hơn so với sản phẩm cùng loại của Hoa Kỳ và Tây Âu là do Nhật Bản xây dựng được hệ thống các nhà cung ứng là các DNNVV.

Một phần của tài liệu MỞ đầu: (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)