6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1. Giới thiệu chung về Thành phố Vinh và quá trình phát triển doanh nghiệp
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của Thành phố Vinh
- Tình hình phát triển kinh tế
Nền kinh tế thành phố mấy năm gần đây có sự phát triển tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá nhanh cùng với sự tăng trưởng kinh tế chung toàn nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, bên cạnh đó thì thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch đáng kể là giảm dần tỷ trọng kinh tế Nhà nước
và tập thể và tăng dần tỷ trọng kinh tế tư nhân, cá thể, đồng thời thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu phát triển nhanh.
Như vậy hướng phát triển kinh tế của thành phố Vinh trong những năm qua là tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng và giảm dần tỷ trọng dịch vụ, nông – lâm – ngư nghiệp
Khu vực kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số sản phẩm quốc nội, trong những năm qua nông nghiệp của thành phố phát triển theo hướng chuyển độc canh cây lương thực sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đồng thời đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, hình thành vùng rau am toàn, hoa cảnh, phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản. Theo giá so sánh năm 1994 thì giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp năm 2016 đạt xấp xỷ 80 tỷ đồng.[6]
Sản xuất công nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã có khôi phục và phát triển mạnh mẽ cả về tốc độ tăng trưởng và năng lực sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng năm 2016 đạt 3.2 tỷ đồng. Cùng với sự tăng trưởng giá trị sản xuất là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp từ khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Một số cụm công nghiệp ở xã Hưng Lộc, Nghi Phú và Hưng Đông đang tiếp tục quy hoạch và đầu tư xây dựng sớm hoạt động ổn định. Chuyển dần các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư và khu vực nội thành. Công nghiệp quốc doanh đã hình thành được một số doanh nghiệp có quy mô hoạt động rộng trong nhiều lĩnh vực, có khả năng xuất khẩu,… công nghiệp ngoài quốc doanh chủ yếu là các cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô vừa và nhỏ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, chủ yếu phát triển các ngành chế biến lương thực - thực phẩm, sửa chữa cơ khí, chế biến đồ mộc.[7]
Đối với hoạt động dịch vụ: Hoạt động dịch vụ thương mại đã có những bước phát triển đáng kể, cơ bản đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư cũng như yêu cầu phát triển sản xuất của các ngành kinh tế khác. Ước tính tốc độ tăng bình quân trong suốt thời kỳ đạt 22%. Dịch vụ thương mại phát triển phong phú, mạng lưới được mở rộng, các cơ sở kinh doanh tăng nhanh, nhất là vài ba năm gần đây. Hoạt động dịch vụ du lịch cũng phát triển nhanh, một số khu du lịch chất lượng cao được xây
dựng, nhều nhà hàng, khách sạn được xây mới và nâng cấp. Hiện tại thành phố đang khuyến khích đầu tư vào các công trình có tiềm năng phát triển du lịch như sông Lam, núi Quyết. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch, đầu tư nâng cấp các cơ sở du lịch chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Nói chung kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, vì vậy việc ứng dụng công nghệ vào việc quản lý đất đai ngày càng được nhân rộng và tiến sâu như việc ứng dụng tin học trong công tác quản lý đất đai, UBND thành phố đã lập mạng cục bộ tại phòng Tài nguyên Môi trường để quản lý hệ thống, cập nhật biến động đất đai, đẩy nhanh công tác xử lý chính xác in vẽ GCNQSD đất trên máy tính rồi lan rộng ứng dụng trong công tác quản lý đất đai trên các phường, xã.
- Dân số, lao động, việc làm
Năm 2014 dân số trung bình của thành phố Vinh là 240.728 người với 57.110 hộ, chiếm 8,25% dân số cả tỉnh. Trong đó dân số đô thị là 189.911 người, chiếm 78,89% dân số toàn thành phố; dân số nông thôn là 50.817 người, chiếm 21,11% dân số toàn thành phố.
Mật độ bình quân của thành phố là 3.565 người/km2, cao gấp 19 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh Nghệ An với 186 người/km2.
Mới đây ngày 01/04/2009, hưởng ứng cuộc tổng điều tra dân số trên cả nước, thành phố Vinh thực hiện phân công điều tra một cách triệt để, sát sao.
Như vậy lực lượng lao động ở đây dồi dào, hiện có trên 100.000 người làm việc trong các ngành kinh tế. Số dân nhập cư tăng nhanh, dẫn đến mật độ dân cũng cao lên, số hộ tăng, vì vậy nhu cầu về cấp GCNQSD đất cũng theo đó mà tăng lên. Ngoài ra các họat động kinh tế xã hội diễn ra nhiều và nhanh nên việc đăng ký đất đai dần phức tạp và nhiều lên.