Tính mới của giải pháp.

Một phần của tài liệu SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng bất đẳng thức trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8, 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh (Trang 33 - 34)

Việc chọn bất đẳng thức vì tất cả các đề thi học sinh giỏi đều có bất đẳng thức nên việc chọn chủ đề này trong công tác bồi giỏi là việc làm tất yếu, học sinh nắm vững có được điểm chắc chắn trong phần này làm các em tự tin hơn trong qua trình làm bài.

Các giải pháp trên có sự tương tác bổ trợ lẫn nhau, có quan hệ tác động lẫn nhau. Giải pháp (1) là tiền đề cơ bản cho quá trình dạy - học. Giải pháp (2) tạo sự bền vững cho kết quả của sáng kiến kinh nghiệm. Giải pháp (3) là nhân tố tác động có tính bổ trợ, có tác dụng trực tiếp đem lại hiệu quả cho người học khi người học có ý thức tự giác và cố gắng. Giải pháp (4) các dạng toán hay gặp trong kì thi gần nhất đó chính giải pháp tối ưu cho kì thi học sinh giỏi những năm gần đây giúp hoc sinh có điểm cao trong các kì thi học sinh giỏi các cấp. Giải pháp (5) giúp học sinh nhận thấy sai lầm mắc phải hình thành kinh nghiệm cho bản thân. Giải pháp (6) cho học sinh cách nhìn sáng tạo nhận dạng nhanh cho cách giải cần thiết. Giải pháp (7) tạo động lực hứng thú tìm tòi sáng tạo trong cách giải bất đẳng thức. Nhìn chung các giải pháp này đan xen, tương tác với nhau, tạo nên những nghệ thuật dạy học riêng, đem lại hiệu quả riêng cho mỗi giáo viên.

Các giải pháp nêu trên được thực hiện trực tiếp trong quá trình dạy – học của giáo viên – học sinh. Trên cơ sở tích lũy của giáo viên và sự chuẩn bị chu đáo cho nội dung các bài dạy thì hiệu quả đề ra sẽ khả quan hơn. Bên cạnh đó, có bài kiểm tra đánh giá học sinh sau mổi chuyên đề làm cơ sở loại những học sinh không theo kịp ra khỏi đội tuyển.

Khi tổ chức ôn tập cần nắm vững phương châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao; thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy; dạy kiểu dạng bài có quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau. Bởi lẽ để giải được các bài toán dành cho học sinh giỏi, học sinh cần phải hiểu kiến thức một cách cơ bản, hệ thống, vững chắc, sâu sắc và có khả năng vận dụng linh hoạt.

Đối với học sinh giỏi một số bước có thể làm nhanh, hoặc cho tự làm nhưng phải kiểm tra biết chắc chắn là chắc cơ bản rồi mới nâng cao, nếu bỏ qua bước này trình độ của học sinh sẽ không ổn định và không vững chắc. Mỗi dạng cần thông qua một hoặc hai bài điển hình, cần phải coi trọng loại bài có nguyên tắc là chính, phải rút ra phương pháp rồi cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành thạo phương pháp. Hầu hết các bài đều có thể quy về một dạng nào đó cùng nhiều bài khác có quy tắc giải chung, mỗi dạng bài toán có một loại nguyên tắc, cứ xác định đúng loại bài, sử dụng đúng nguyên tắc là giải quyết được. Nhưng cá biệt có một ít bài không theo những nguyên tắc chung, thuộc những tình huống cá biệt, có thể sử dụng những cách riêng, thường không rõ quy luật, nhưng giải quyết nhanh.

Một phần của tài liệu SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng bất đẳng thức trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8, 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh (Trang 33 - 34)