IV. Tính mới của giải pháp 25-26
V. Hiệu quả SKKN 26-28
Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 28-29
I. Kết luận 28-29
II. Kiến nghị 29
Mục lục 30
Tài liệu tham khảo 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Các chuyên đề bồi dưỡng Học sinh giỏi bất đẳng thức – Tác giả Võ Quốc Bá Cẩn - Sách giáo khoa toán 8; Sách giáo viên toán 8,9; Sách bài tập toán 8 (tập 2)
- Sách Nâng cao và phát triển toán 8,9 – Tác giả Vũ Hữu Bình
- Một số bài toán chứng minh bất đẳng thức trên Tạp chí Toán tuổi thơ 2. - Bộ đề HSG huyện những năm qua.
SKKN Một số kinh nghiệm sử dụng bất đẳng thức trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8, 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Lí do lý luận: Như chúng ta đã biết, môn Toán học là một môn khoa học tự nhiên không thể thiếu trong đời sống mọi mặt của con người. Với một xã hội mà khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển như hiện nay thì môn toán lại càng đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học nói riêng. Để thực hiện được nhiệm vụ là môn khoa học cơ bản, nền tảng cho nhiều môn khoa học khác phát triển thì phương pháp dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở phải luôn gắn liền việc dạy học kiến thức, kĩ năng với việc giáo dục, rèn luyện con người, song hành việc phát triển trí tuệ của học sinh và kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Như vậy, người giáo viên sẽ đóng một vị trí quan trọng trong việc hướng dẫn, tổ chức điều khiển học sinh tiếp cận, lĩnh hội kho tàng tri thức của nhân loại. Khi đó thông qua hoạt động dạy và học nói chung, qua việc học toán nói riêng, đặc biệt là qua hoạt động giải bài tập toán giúp học sinh rèn luyện việc ghi nhớ - lưu giữ và tái hiện kiến thức. Nghĩa là học sinh hồi tưởng, nhớ lại, biết lựa chọn, kết hợp và vận dụng các kiến thức đã học một cách phù hợp trong việc giải quyết các bài toán. Qua đó rèn trí thông minh, sự sáng tạo, tính tích cực nhằm phát triển năng lực trí tuệ toàn diện cho học sinh.
Lí do thực tiễn: Qua thực tế giảng dạy môn Toán THCS nói chung và môn Toán lớp 8, 9 nói riêng, môn Toán luôn tạo ra những những điều thú vị đầy bí ẩn riêng biệt. Để am hiểu cặn kẽ những điều này, đòi hỏi người học phải luôn có sự đam mê khám phá, tìm hiểu. Những kiến thức ở mức độ căn bản của bộ môn thường yêu cầu tất cả người học phải nắm được. Những kiến thức mở rộng, nâng cao, luôn tạo ra nhiều cơ hội mới cho tất cả những ai có lòng say mê bộ môn, có tính kiên trì, nghị lực, có bản lĩnh vượt khó tìm hiểu và chinh phục. Đối với học
sinh THCS bất đẳng thức nói chung là một mảng khó trong chương trình toán. Phần lớn học sinh chưa nắm được phương pháp giải và trình bày bài toán bất đẳng thức. Nguyên nhân cơ bản của những khó khăn mà học sinh gặp phải khi giải bài tập bất đẳng thức chính là những lập luận (suy luận) từ những kiến thức lí thuyết trừu tượng đến những điều kiện cụ thể chuyển thành lời giải của bài toán. Trong đó điều cơ bản của việc dạy cách giải bài tập toán là dạy cho học sinh tự giải những bài tập quen thuộc, cơ bản để từ đó học sinh liên tưởng, tìm tòi, sáng tạo vào trong các bài tập liên quan hoặc cùng dạng. Bồi dưỡng, phát triển trí tuệ và năng lực hoạt động sáng tạo của học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi giáo viên và các trường học. Trong công tác bồi dưỡng hoc sinh giỏi việc chọn lọc học sinh giỏi trong đội tuyển là khâu hết sức quan trọng và việc chọn lựa các chuyên đề bồi là việc làm quan trọng nhất. Chính vì điều này, tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm tìm hiểu “Một số kinh nghiệm sử dụng bất đẳng thức trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 8, 9 tại trường THCS Lương Thế Vinh” trong chương trình Toán lớp 8, 9 nói riêng và vận dụng trong Toán học nói chung với mong muốn được tích lũy thêm kiến thức kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy, đồng thời nhận được thật nhiều các ý kiến góp ý của các thầy cô đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường để SKKN này được trọn vẹn hơn nữa. Có lẽ rằng nhiều ý kiến của tôi nêu ra sẽ là quá cũ, quá quen thuộc, song tôi luôn hy vọng rằng nó sẽ góp được một điều nhỏ bé nào đó cho mỗi chúng ta trong quá trình giảng dạy mảng kiến thức này. Đây là mong muốn và cũng là lí do giúp tôi chọn nghiên cứu SKKN này.