III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
PHẦN 1: MỞ ĐẦU I ĐẶT VẤN ĐỀ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cuộc sống hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành những tình cảm tốt đẹp cũng như thời gian, công sức, trí tuệ của mình để giáo dục, bồi dưỡng các thế hệ thanh niên Việt Nam. Qua từng thời kỳ cách mạng khác nhau, Bác luôn đề ra phương hướng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và phát huy sức mạnh của tuổi trẻ cũng như củng cố xây dựng các tổ chức Đoàn, Hội. Ngay sau khi đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định:“ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt
Nam có sánh vai với cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Nói đến học sinh tức là nói đến thế hệ đang nắm giữ trong tay tri thức cùng với những hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Tuy mang trên mình một sứ mệnh to lớn nhưng trong thực tế không ít học sinh, thanh thiếu niên đang dần bị “tha hóa” về đạo đức.
Nguồn: Internet
Tất cả các tệ nan vi phạm đạo đức của các em học sinh đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong xã hội nói chung và xung quanh các trường học nói riêng. Ngay tại địa bàn Thôn Quỳnh tân II – Thị trấn Buôn Trấp – Krông ana – Đắk lắk, mức độ và diễn biến sự việc ngày càng phức tạp khó lường. Đây là tiếng còi báo động đến các bậc cha mẹ học sinh, là nỗi lo lắng trăn trở của đội ngũ nhà giáo, là nguy cơ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nguồn: Internet Nguồn: Internet
Thật vậy, không ai thành công mà không trải qua con đường học tập, trường học là môi trường giáo dục, đào tạo, truyền tải kiến thức, rèn luyện con người về phẩm chất, năng lực và đạo đức. Giáo dục đạo đức cho các em học sinh trong nhà trường là cái cốt lõi xây dựng nên một công dân tốt cho xã hội, là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và nhân dân đã giao phó cho nhà trường nói chung và thầy cô giáo nói riêng.
Tôi đã đứng trên mục giảng hơn 6 năm qua, với biết bao thăng trầm của nghề nhà Giáo mà tôi đã chọn, trực tiếp giảng dạy nhiều thế hệ học trò, nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã gắn bó với những kỉ niệm vui buồn, những băn khoăn, trăn trở đối với những diễn biến phức tạp của thời đại hiện nay đang dần dần cuốn hút các em học sinh đi theo những con đường đạo đức sai trái. Đặc biệt sự phát triển của công nghệ thông tin đã cho ta cái nhìn sâu, rộng về vấn đề này.
Sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay đã cho ta có cái nhìn sâu, rộng về những biểu hiện hư hỏng của học sinh hiện nay: Đánh nhau, ham chơi, bỏ tiết, vô lễ với giáo viên, nói dối bố mẹ thường xuyên, hút thuốc lá, Nghiện chơi game( Như game
Liên minh huyền thoại, bắn đột kích) ...; thậm chí một số em đã rơi vào tình trạng nghiện cần xa, đập đá và hút thuốc lá ngay từ rất nhỏ, dẫn đến trộm cắp tài sản của gia đình, làng xóm và có nguy cơ sa vào tệ nạn xã hội như việc đánh nhau có tổ chức, ma tuý, mại dâm…. Làm cho luân thường đạo lý, nghĩa thầy trò, tình bè bạn bị mai một.
Chúng ta không còn lạ lẫm gì về hình ảnh học sinh tụ tập hút thuốc lá trước cổng trường, sau nhà về sinh hoặc đâu đó gần khuôn viên trường học và tôi đã từng bỏ rất nhiều thời gian để đi tìm học sinh trong các quán Internet ven đường khi đến giờ vào lớp mà chưa thấy học sinh mình đến lớp, trong khi gọi điện thoại về nhà bố mẹ thông báo em đã đến trường từ rất sớm…vv. Tình trạng học sinh vi phạm nội quy, tham gia vào những trò vô bổ ngày càng nhiều, những vấn nạn xã hội xâm nhập vào trường học và mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Chắc chắn rằng mỗi chúng ta ai cũng phải giật mình khi nhận ra học sinh ngày càng muốn thể hiện mình là đại ca, đàn anh đàn chị: không phục tùng là đánh, xích mích nhỏ cũng đánh, bị kích động là đánh…Tóm lại các em đưa những hành động bạo lực vào trường học từ lúc nào. Không phải đánh tay đôi mà là đánh hội đồng, nhiều người đánh một người…thật nguy hiểm và đáng sợ.
Trên địa bàn nơi tôi công tác, tình trạng lập gia đình sớm đối với các em học sinh là người đồng bào dân tộc Ê đê vẫn còn xảy ra khá nhiều, chỉ vì ham chơi, lười học, yêu sớm hoặc do nạn tảo hôn gây ra. Không chỉ đối với những học sinh cá biệt cần xử lí giáo dục, mà ngay cả những học sinh ngoan, học giỏi cũng khiến chúng ta bận tâm. Vấn nạn yêu sớm đang dần trở thành phổ biến. Các em gần như công khai thổ lộ tình cảm trước mặt thầy cô, bạn bè mà không cảm thấy ngại ngùng, lúng túng.
Và còn nhiều vấn đề khác như tệ nạn đập đá, hút cần xa, sử dụng điện thoại Smart Phone, Facebook, nói tục chửi thề, xúc phạm thầy cô giáo đang diễn ra tại địa bàn nơi tôi công tác nói riêng và ở nhiều trường học trên địa bàn huyện Krông Ana, trên cả nước nói chung. khiến chúng ta không thể không bắt tay vào cuộc.
Xuất phát từ tình hình thực tế đó tôi thực hiện đề tài SKKN “Một số biện pháp
công tác chủ nhiệm tại trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krông ana – Tỉnh Đắk lắk”. Nhằm có cái nhìn sâu, rộng hơn về thực trạng đạo đức học sinh THCS hiện
nay, có những biện pháp xử lý, khắc phục để giúp các em ngày càng trở thành con ngoan, trò giỏi và tương lai là những công dân tốt cho xã hội.