Nghiện thuốc lá, hút sashi, sử dụng Keo con chó,…

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS (Trang 57 - 73)

III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 1 Mục tiêu của giải pháp.

b.3.Nghiện thuốc lá, hút sashi, sử dụng Keo con chó,…

2. Nội dung và cách thức thực hiện.

b.3.Nghiện thuốc lá, hút sashi, sử dụng Keo con chó,…

+ Thuốc lá

Hẳn không ai xa lạ với hình ảnh thuốc lá, thuốc lá ở nơi công cộng, ở bưu điện, tại các quán cà phê. Tuy nhiên ít ai lại nghĩ rằng trường học cũng là nơi mà thuốc lá dễ dàng xâm nhập. Tình trạng học sinh hút thuốc lá ngày càng phổ biến. Các em thường tụ tập ở một nơi nào đó kín đáo để hút trộm thuốc. Làn khói thuốc đã len lỏi vào học đường. Mặc dù tác hại về sức khoẻ do hút thuốc lá và khói thuốc gây ra đã được cảnh báo liên tục, nhưng tình trạng hút thuốc ở thanh thiếu niên hiện nay, đặc biệt là học sinh đang có chiều hướng gia tăng. Các em rất dễ dàng mua thuốc lá ở bất cứ chỗ nào tại các thành thị, vùng nông thôn. Vì hệ thống bán hàng và phân phối sản phẩm, đặc biệt là việc bán lẻ ở các quán cà phê, các tiệm và các tủ thuốc lá ở ven đường ngày càng phổ biến. Ngoài ra, pháp luật chỉ buộc nhà sản xuất phải ghi dòng chữ “Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ” lên bao thuốc, chứ pháp luật chưa có quy định về độ tuổi bao nhiêu mới được mua thuốc lá và người bán có trách nhiệm từ chối việc bán thuốc cho đối tượng là học sinh. Chính vì thế, để mua được thuốc lá đối với các em là không khó.

Hằng ngày giáo viên không hiếm khi bắt gặp và phải xử lí học sinh hút thuốc lá, lúc này người GV phải làm gì để giải quyết tình huống đó? Bản thân tôi đã gặp trường hợp như sau:

VD3: Em T.V.B là một học sinh lười học và có biểu hiện nghiệm thuốc lá, em thường tụ tập, rủ rê một số bạn trong lớp hút thuốc vào những giờ ra chơi. Một lần vào

tiết chào cờ đầu tuần, giáo viên chủ nhiệm bắt quả tang T.V.B trốn trong lớp để hút thuốc. Nếu gặp tình huống trên bạn sẽ giải quyết thế nào?

Gặp trường hợp này chúng ta nên bình tĩnh, vì nếu không khéo léo bạn sẽ dễ dàng xúc phạm, kích động đến học sinh. Hơn nữa đây là một học sinh cá biệt, sẽ có nguy cơ bỏ học nếu chúng ta không khéo léo trong việc xử lí giáo dục các em.

Tục ngữ có câu: “Lạt mềm buộc chặt”. Trước tiên giáo viên chủ nhiệm vờ như chưa phát hiện ra học sinh hút thuốc, nhẹ nhàng đến gần học sinh và hỏi: Sao em không xuống chào cờ cùng các bạn? em bị ốm à? Chắc chắn em này sẽ rất lúng túng trước thái độ ân cần của giáo viên chủ nhiệm. Sau đó ta sẽ tiếp tục: Ồ! Em hút thuốc à? Em hút từ bao giờ vậy? Thầy nghĩ đây là thói quen em nên bỏ với các lí do: Hút thuốc rất có hại cho sức khỏe và hao tốn tiền của, em còn bị phê bình, thậm chí còn bị nhà trường kỉ luật nếu ban nề nếp hoặc đội cờ đỏ phát hiện ra. Việc làm của T.V.B hôm nay coi như chỉ mình Thầy và em biết nhưng với điều kiện em hứa với Thầy sẽ không được tái phạm nữa nhé!

Nếu bằng sự nhẹ nhàng, ân cần của mình nhưng học sinh chỉ hứa suông, vẫn tiếp tục hút thuốc thì làm thế nào?

Chúng ta thông báo cho gia đình học sinh để gia đình thường xuyên quan tâm, quản lý chặt chẽ trong sinh hoạt hàng ngày của con cái về thời gian và các mối quan hệ bạn bè, không cho các em sử dụng tiền vào các mục đích khác để mua thuốc lá.

Lập biên bản gửi về ban nề nếp, nhà trường để cùng phối hợp giáo dục các em, ngăn chặn kịp thời tình trạng hút thuốc lá.

Để hạn chế tình trạng học sinh hút thuốc lá giáo viên tổ chức trao đổi về tác hại của thuốc lá (thông qua các tiết sinh hoạt lớp), phát động học sinh viết bài tham luận hoặc vẽ tranh tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, hướng đến những hình ảnh về lối sống khoẻ mạnh và tích cực thu hút các em tham gia.

Đối với nhà trường, đoàn thể, cần đưa nội dung tuyên truyền phòng chống hút thuốc lá vào trường phổ thông, cần lồng ghép giáo dục phòng chống hút thuốc lá thông

qua các môn học có liên quan (sinh học , ngữ văn). Trang bị cho học sinh các kỹ năng từ chối lời mời hút thuốc từ bạn bè hoặc những người xung quanh. Vận động các em nói không với thuốc lá ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

+ Sử dụng một số chất gây nghiện (Sisha, bóng cười, keo con chó,…)

Tâm lý học sinh ở lứa tuổi này thường dễ bị kích động, thích thể hiện mình trước đám đông, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn XH nếu như không phát hiện và xử lý kịp thời. Khi gặp tình huống trên là GVCN tôi sẽ xử lý như sau:

Bình tĩnh, không nóng vội tiến hành thu thập thêm thông tin qua các em học sinh trong lớp, qua bảo vệ trường, qua ban nề nếp để hiểu thêm về sự việc trên, đồng thời điểm lại quá trình học tập, rèn luyện và các biểu hiện sinh hoạt của học sinh trong thời gian qua ở trường.

Gặp gia đình để tìm hiểu, khai thác thêm thông tin và những biểu hiện của học sinh ở nhà như: Thời gian học sinh hay vắng nhà, các mối quan hệ bạn bè của học sinh gần đây...

Gặp riêng học sinh, đầu tiên tạo sự gần gủi, thân thiện, cởi mở để xóa khoảng cách cô -trò. Tạo cho học sinh niềm tin bằng cách khen học sinh có tiến bộ về một mặt nào đó, sau đó cho học sinh biết một vài thông tin mà mình vừa thu thập được. Gợi mở để học sinh nói lên quan điểm của bản thân về việc sử dụng chất gây nghiện là đúng hay sai ? nguyên nhân ?

Giáo viên phân tích cho học sinh hiểu những tác hại khi sử dụng chất gây nghiện và yêu cầu học sinh từ bỏ khi chưa quá muộn: Thầy hy vọng rằng em sẽ nhận thức được vấn đề này và càng tin rằng em sẽ từ bỏ được việc hút Sisha.

Giáo viên chủ nhiệm gặp gia đình, trao đổi nội dung trên và những thông tin cần thiết liên quan đến việc sử dụng chất gây nghiện, yêu cầu gia đình quan tâm đến hs, phối hợp với GVCN để giáo dục học sinh.

Giáo viên trao đổi với một số học sinh ngoan trong lớp, gần gũi động viên, rủ bạn chơi các trò chơi vui nhộn để quên đi cảm giác thèm thuốc. Đồng thời GVCN phân

công cho em trách nhiệm quản lý nề nếp lớp, quản lý ANTT trường học.... tạo mọi điều kiện giúp em hòa nhập với lớp, hồn nhiên với lứa tuổi vốn có của mình.

Các nhà trường kết hợp các cơ sở giáo dục khác phải tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý trong nhà trường, bằng việc lồng ghép vào chương trìnhhọc để cho học sinh hiện nay hiểu rõ về tác hại và hiểm hoạ của ma tuý.

Tổ chức việc giáo dục pháp luật về phòng chống ma tuý để học sinh hiểu rõ chính sách pháp luật của Nhà nước về việc xử lí những hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý. Giáo dục lối sống lành mạnh cho học sinh không tham gia vào các tệ nạn xã hội.

Quản lí chặt chẽ, ngăn chặn học sinh không để họ tham gia vào. Thường xuyên phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền kiến thức về ma túy. Đồng thời ngăn chặn tình trạng nghiện ma tuý trong môi trường giáo dục.

b.4. Gây gổ, đánh nhau

Hằng ngày, cuộc sống vẫn tiếp diễn và trái đất vẫn quay như quy luật của nó. Và trong nhịp thở hối hả của cuộc sống, có khi nào, mỗi chúng ta ngoảnh lại nhìn hay sống chậm lại để nghĩ về những điều đang diễn ra xung quanh? Đối với những người làm trong ngành giáo dục hẳn không ai có thể không trăn trở về vấn nạn bạo lực diễn ra trong trường học.

Bạo lực học đường từ đâu tới? Câu hỏi này có rất nhiều người trả lời được nhưng lại có rất ít người trả lời chính xác và đầy đủ nhất. Với một khái niệm như thế này, biết trả lời như thế nào mới là đúng và đủ? Bạo lực học đường thường diễn ra khi có mâu thuẫn (lớn hoặc nhỏ) giữa giáo viên với học sinh hay giữa học sinh với nhau. Nhưng hầu hết các vụ bạo lực học đường hiện nay xảy ra đều là do xô xát giữa các học sinh này với nhóm học sinh khác. Từ những xích mích mà các bạn cho là lớn như “cướp người yêu của nhau”, “ làm bẽ mặt các bậc anh chị” cho đến những việc nhỏ bằng đầu tăm như “nhìn đểu”, “vênh” hoặc chỉ vì một trò đùa ngổ nghịch thường ngày đều được lấy ra để lí giải cho hành động đánh bạn.

- VD4: Vì một vài xích mích nhỏ, N.T.P (8A1) thuê L.V.Đ (7A5) đánh bạn N.V.Q lớp 8A3, nếu hoàn thành niệm vụ sẽ trả cho 2000 đồng. Thế là xảy ra xô xát giữa Q và Đ, Q vô tình bị Đ đánh mà không biết lí do gì. Tuy nhiên, chuyện bé xé thành to. Một số bạn học sinh nam ở khối 8 muốn tỏ ra mình là những vị “anh hùng hảo hán”, muốn bảo vệ bạn mình bằng cách dùng bạo lực để can thiệp. Chưa dừng lại ở đó, các bạn lôi kéo anh em đến cổng trường để khiêu chiến. Và hậu quả để lại không nhỏ (một học sinh nam lớp 8 đã bị tổn thương hàm và răng).

Là một giáo viên chủ nhiệm có học sinh tham gia vào trận ẩu đả trên, tôi xin đưa ra một số ý kiến sau:

Trước tiên, ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Để xảy ra tình trạng trên đều do nhận thức của bản thân các em chưa tốt. Đặc biệt là các em nam hay muốn thể hiện mình là đại ca, là đàn anh đàn chị nên không kìm chế được bản thân, chưa nhận thức đúng đắn dẫn đến hành vi vi phạm nghiêm trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với những học sinh này giáo viên chủ nhiệm cần kịp thời phân tích cho các em hiểu hành vi đánh bạn là việc làm sai trái. Vì đây là vấn đề đã đến mức nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh nên giáo viên chủ nhiệm không thể đơn phương giải quyết. Triệu tập gia đình học sinh, trình bày rõ nguyên nhân, động cơ khiến các em vi phạm cho gia đình biết. Sau đó lập biên bản gửi về nhà trường vì mức độ vi phạm nghiêm trọng. Nhà trường sẽ thành lập hội đồng kỉ luật để xử lí kịp thời. Tạm đình chỉ học tập một tuần và cho lao động tại gia đình để các em thấy được những vất vả thường ngày bố mẹ phải gánh vác. Tuyệt đối không nên đuổi học, loại bỏ các em ra ngoài xã hội khi tuổi đời các em còn rất nhỏ.

Đồng thời phân tích cho các em hiểu việc vi phạm của bản thân khiến cho thầy cô buồn lòng, bố mẹ phải tổn thất về thời gian đi lại giảng hòa, mất một khoản tiền để chữa trị thuốc thang cho bạn, tình cảm bạn bè bị tổn thương, mất mát.

Theo tôi để hạn chế bạo lực xảy ra trong trường học, nhà trường cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục kĩ năng sống cho các em, xây dựng môi trường học tập vui tươi, lành mạnh. Tạo điều kiện cho các em sinh hoạt chủ điểm, múa hát tập thể, dân vũ

trong các giờ ra chơi với các bài hát thể hiện tinh thần đoàn kết để các em không có cơ hội gây sự, kiếm chuyện với nhau. Tạo không khí vui tươi, thân thiện sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi để các em cảm thấy yêu trường mến lớp, tình cảm bạn bè ngày càng xích lại gần nhau hơn.

b.5. Trốn học, bỏ tiết vì nghiện game online, Facebook, ….

Hiện nay cùng với sự tiến bộ của ngành bưu chính viễn thông, Internet đã xâm nhập vào cửa ngõ của mọi tầng lớp, mọi gia đình và mỗi cá nhân. Bên cạnh những lợi ích rất lớn của Internet, tôi xin đưa ra một vấn nạn lạm dụng mạng xã hội vào những mục đích vô ích đối với phần lớn học sinh hiện nay:

Như chúng ta đã biết, Internet là một công cụ học tập hết sức hữu ích. Tuy nhiên nếu lạm dụng Internet quá mức sẽ có tác động tiêu cực đến nhiều mặt của người sử dụng. Thực trạng nghiện Internet của học sinh ngày một tăng nhanh. Nguyên nhân chính là các em thiếu định hướng đúng đắn trong học tập, thiếu kĩ năng sống và kiểm soát bản thân, có nhu cầu mở rộng các mối quan hệ nhưng thiếu kĩ năng ứng xử với cuộc sống.

Nghiện Internet hiện nay được xem như một căn bệnh truyền nhiễm mà các triệu chứng khó chữa đó là: nghiện game – online, Facebook, chat…Một trong những thực trạng đang ở mức báo động đối với giới trẻ hiện nay đó là nghiện facebook và nghiện

game online.

Nghiện Facebook: Facebook kết nối trên thế giới ảo nhưng lại làm xói mòn và ảnh hưởng đến nhân cách con người giao tiếp, thể hiện tình cảm. Nhiều bạn trẻ mải nói chuyện với người trên mạng mà quên giao tiếp với người thân, chỉ đắm chìm trong thế giới ảo mà thờ ơ, dửng dưng với mọi người, không muốn và không biết cách giao tiếp, chia sẻ với mọi người xung quanh, thậm chí mất niềm tin nơi cuộc đời thực, có khi dẫn đến mặc cảm trong cô đơn, trầm cảm, thu mình lại. Là nơi “sản xuất” ra đầy rẫy cạm bẫy, lừa lọc.

VD: Em L.T.C – Học sinh lớp 8A1( Do cô Tạ Thị Hạnh chủ nhiệm vốn dĩ là một học sinh ngoan, em đã từng là tổ trưởng và nằm trong đội tuyển được ôn để dự thi học sinh giỏi cấp huyện. Tuy nhiên thời gian gần đây em có biểu hiện sa sút về học tập, trong lớp em thường thiếu tập trung, hay ngủ gật. Khi giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu mới biết em nghiện Facebook. Phần lớn thời gian buổi tối em thường lên mạng để kết bạn, tán gẫu với bạn bè trong thế giới ảo.

Trường hợp khác: Em P. T. H đột ngột đòi gia đình cho nghỉ học mà không nói rõ lí do. Khi tìm hiểu mới biết dobị mất nick Facebook nên em hoang mang lo lắng đến mức không đủ tự tin để tiếp tục đến trường.

Vì đây là tình huống xảy ra khá phổ biến, giáo viên chủ nhiệm dành thời gian cho cả lớp, phân tích cho học sinh hiểu Facebook rất có lợi ích – giúp mọi người trao đổi thông tin cho nhau, giải trí sau những buổi học tập căng thẳng. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi, trò lên facebook thầy lo lắng, cha mẹ phiền lòng. Các em không thể không sử dụng, mà phải khuyến khích các em chỉ dùng nó để phục vụ cho việc trao đổi thông tin học tập khi cần thiết.

Để quản lí thời gian học tập ở nhà của các em giáo viên bí mật tạo một nick name sau đó kết bạn với những học sinh trong lớp thông qua một bạn khác (lớp trưởng). Sau một thời gian kết bạn, trao đổi thông tin qua lại, nắm bắt lịch trình và những tâm tư của các em, giáo viên sẽ “xuất đầu lộ diện”. Tôi tin là học sinh sẽ “khâm phục, khẩu phục”.

Trong các tiết sinh hoạt lớp giáo viên chủ nhiệm xây dựng phiếu tham khảo ý kiến của học sinh về các tác động tích cực và tiêu cực khi sử dụng Facebook và Game như sau:

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH KHI SỬ DỤNG FACEBOOK, GAME ONLINE

Tác động tích cực Tác động tiêu cực

- - - - - - - -

Từ đó là cơ sở để giáo dục các em không nên quá lạm dụng Facebook, game. Chúng ta đều biết, cái gì quá cũng đều không tốt. Và việc sử dụng facebook cũng vậy. Nghiện facebook sẽ khiến các em mất rất nhiều thời gian. Các bạn học sinh bị nghiện facebook sẽ chỉ lúc nào cũng chăm chăm dùng điện thoại và máy tính để vào facebook, mà không để ý đến học tập hay những chuyện xung quanh. Có bạn bị bố mẹ cấm đã trốn học ra quán điện tử để lên facebook tán gẫu với bạn bè, hay thậm chí tán gẫu với

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nội quy đạo đức đối với học sinh khối 8 trong công tác chủ nhiệm tại trường THCS (Trang 57 - 73)