Thứ nhất, cơ quan có thể áp dụng công nghệ thông tin bằng cách sử dụng một hệ thống chấm công bằng công nghệ hiện đại tại cơ quan. Công ty đã có hệ thống xác
thực bằng vân tay, vậy nên có thể tận dụng hệ thống đó để thực hiện chấm công cho nhân viên. Ngoài ra, công ty có thể áp dụng hệ thống thẻ từ chuyên biệt, nhân viên chỉ cần quét thẻ mỗi khi đến công ty và khi ra về để xác nhận thời gian làm việc của mình. Việc này sẽ giúp giảm bớt thời gian chấm công cho nhân viên và giảm sai sót trong quá trình thực hiện bằng thủ công. Bên cạnh đó, khi phòng Nhân sự - Hành chính tiến hành tổng hợp tính lương, sẽ tiết kiệm thời gian nhập dữ liệu từ Bảng theo dõi chấm công vào hệ thống và tăng độ chính xác của bảng chấm công. Ngoài ra, một số đặc trưng phòng ban sẽ làm việc dựa vào hệ thống máy tính, vì vậy có thể sử dụng các hệ thống máy tính để chấm công. Đặc biệt trong hoàn cảnh COVID-19, nhiều nhân viên phải làm việc tại nhà
thì việc áp dụng một hệ thống chấm công bằng hệ thống chung như vậy sẽ thuận tiện hơn, đồng thời sẽ tiết kiệm thời gian hơn cho những người phụ trách việc kiểm tra, giám sát và tổng hợp.
Thứ hai, áp dụng công nghệ để linh hoạt hơn trong việc xác nhận bằng chữ ký hoặc con dấu công ty. Công ty có thể thực hiện phân quyền cho các cấp liên quan để xét duyệt
những thông tin, nhưng cũng cần tùy thuộc vào độ lớn giá trị của quyết định tài chính. Bên cạnh đó, có thể áp dụng chữ ký điện tử, con dấu diện tử để có thể tăng tốc độ xử lý thông tin và giảm tính ách tắc của công việc khi mà những lãnh đạo cấp cao không có mặt để xét duyệt. Xét riêng trong quy trình tiền lương, việc linh hoạt trong xét duyệt sẽ làm giảm rủi ro chậm thanh toán tiền lương nhân viên, góp phần thỏa mãn nhu cầu tài chính của người lao động.
24
KẾT LUẬN
Tiền lương và các khoản trích theo lương là một phần quan trọng trong báo cáo tài chính, đóng một tỉ trọng lớn trong các chi phí của các doanh nghiệp. Để trở thành công cụ có hiệu lực, quy trình tổ chức kế toán “tiền lương và các khoản trích theo lương” cần được thực hiện dựa trên các nguyên tắc công bằng, hợp lý, phù hợp với quy định và đáp ứng được nhu cầu sử dụng tại cơ quan, đồng thời cũng là một trong những yêu cầu thiết yếu trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Bên cạnh d dó, tiền lương và các khoản trích theo lương cũng mang nhiều rủi ro bị gian lận do gắn liền với lợi ích của nhiều người lao động. Chính vì những lý do trên, khoản mục liên quan đến kế toán lương và các khoản trích theo lương là những khoản mục có tầm quan trọng nhất trong các nghiệp vụ kế toán tại cơ quan hành chính nhà nước nói riêng và các doanh nghiệp nói chung, cần được quan tâm chú ý trong quá trình kế toán.
Trong quá trình thực tập và học hỏi tại cơ quan, tác giả đã hoàn thành bài báo cáo với bố cục 3 phần, hoàn thành được mục tiêu đề ra: Thứ nhất, có được cái nhìn tổng quan hơn về cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Bảo hiểm ABC (Việt Nam). Thứ hai, tìm hiểu được quy trình tổ chức kế toán lương và các khoản trích theo lương của Công ty. Cuối cùng, tác giả đã đưa ra nhận định về quy trình và đưa một số định hướng cũng như đề xuất về việc cải thiện nghiệp vụ kế toán lương và các khoản trích theo lương tại cơ quan, đồng thời đưa ra được những bài học hữu ích cho bản thân
Báo cáo được thực hiện trong thời gian ngắn và còn nhiều thiếu sót, tác giả mong rằng có thể góp được phần nào để hoàn thiện nghiệp vụ kế toán lương và các khoản trích theo lương tại cơ quan. Hy vọng rằng, Công ty TNHH Bảo hiểm ABC (Việt Nam) nói chung và bộ phận kế toán nói riêng sẽ giữ vững được kết quả hoạt động tốt, ngày càng phát triển, tạo ra được nhiều giá trị cho Công ty.
Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn đến Giáo viên hướng dẫn cùng các anh chị tại phòng Tài chính – Kế toán đã hỗ trợ tác giả để bài báo cáo thực tập giữa khóa này được hoàn thành.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, 2017, Công văn 2159/BHXH-BT: Mức đóng vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN và thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ-BNN theo mức lương cơ sở mới.
2. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, 2017, Quyết định 595/QĐ-BHXH: Ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
3. Bộ Tài chính, 2013, Thông tư 111/2013/TT-BTC: Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân. 5. Bộ Tài chính, 2017, Thông tư số 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
6. Công ty TNHH Bảo hiểm ABC (Việt Nam) – Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 7. Công ty TNHH Bảo hiểm ABC (Việt Nam) – Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 8. Công ty TNHH Bảo hiểm ABC (Việt Nam) – Báo cáo tài chính quý II/2021