Kỹ thuật trồng cây thức ăn cho ngựa

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi (Trang 25 - 27)

5.1. Kỹ thuật trồng cỏ voi 5.2. Kỹ thuật trồng cỏ Ghine 5.3. Kỹ thuật trồng chè khổng lồ

1.Thức ăn xanh

Thức ăn xanh là loại thưc ăn được sử dụng trong chăn nuôi ở trạng thái tươi, bao gồm các loại cỏ xanh, thân lá, ngọn non của các loại cây bụi, cây gỗ. thức ăn xanh chiếm tỷ lệ cơ bản trong khẩu phần ăn cho loài nhai lại và động vật ăn cỏ (ngựa…). Thức ăn xanh có thể chia làm hai nhóm chính: cây cỏ tự nhiên và cây cỏ gieo trồng (cỏ stylo, cỏ medi, cỏ voi, cây ngô non và các loại rau bèo khác…)

1.1. Đặc điểm dinh dưỡng

Thức ăn xanh là loại thức ăn rẻ tiền, năng suất cao (1ha rau muống cho 50-70 tấn, 1 ha bèo hoa dâu có thể cho 300- 350 tấn …)

Thức ăn xanh chứa nhiều nước 60-85% (bèo hoa dâu, bèo tấm: 90-95% nước), có hàm lượng protein cao, tỷ lệ xơ ở giai đoạn non là 2-3%, trưởng thành là 6-8 %. Thức ăn xanh chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho gia súc, dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng cao, gia súc thích ăn. Tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô đối với loài nhai lại là 75-80%, đối với lợn 60-70%.

Thức ăn xanh giàu vitamin như β-Caroten (tiền vitamin A), vitamin E, C, B đặc biệt là vitamin B2. Thức ăn xanh còn nhiều xantofil là sắc tố vàng thực vật của hoa, quả, là chất tạo màu cho lòng đỏ trứng, da gà.

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn xanh phụ thuộc vào giống cây trồng, điều kiện khí hậu, đất đai, kỹ thuật canh tác, giai đoạn sinh trưởng…Nhìn chung thức ăn xanh ở nước ta rất phong phú và đa dạng, nhưng hầu hết chỉ sinh trưởng vào mùa mưa còn mùa đông và mùa khô thiếu nghiêm trọng.`

1.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn xanh

Cần thu hoạch đúng thời vụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao. Nếu thu hoạch sớm ít xơ, nhiều nước, hàm lượng vật chất khô thấp. Ngược lại nếu thu hoạch quá muộn hàm lượng nước giảm, vật chất khô tăng nhưng chủ yếu tăng chất xơ, còn lipid và protein giảm.

Cỏ phải có mùi vị thơm ngon, không đắng chát, không ướt sương, lẫn bùn đất và hấp hơi.

Cỏ không bị dập nát, thối rữa. Không được trồng ở những nơi chôn gia súc mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc những nơi có nhiều mầm bệnh kí sinh trùng, vi sinh vật.

2. Thức ăn thô khô

Là tất cả các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng được cắt ngắn phơi khô, các loại phụ phẩm nông nghiệp phơi khô…

2.1. Đặc điểm dinh dưỡng

Thức ăn thô khô thường có hàm lượng xơ thô cao (20-37% theo chất khô), nghèo protein (3,4- 4%), nghèo vitamin (A, D, E), nghèo khoáng (Ca, P, S), nghèo năng lượng và nghèo chất dinh dưỡng. Ở nước ta, do thiếu đất nông nghiệp, bãi chăn thả và diện tích trồng cỏ hạn chế nên ở nhiều vùng thức ăn thô và phụ phẩm nông nghiệp trở thành nguồn thức ăn chính của trâu bò trong mùa khô hay trong vụ đông xuân.

2.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn thô khô

Tỷ lệ cỏ độc hại lẫn trong cỏ khô phải rất nhỏ (< 1%)

Cỏ phải khô kỹ, màu xanh nhạt, mùi thơm, không bị ẩm ốc, thối, màu nâu đen... Rơm phải khô ráo, màu vàng nhạt hoặc vàng tươi, mùi thơm, không mốc thối.. Các thức ăn thô khô phải được bảo quản chu đáo, tránh ẩm ướt...

3.1. Đặc điểm dinh dưỡng

Thức ăn củ quả là loại thức ăn dùng tương đối phổ biến cho gia súc, nhất là gia súc cho sữa. Thức ăn củ quả thường gặp ở nước ta là: sắn, khoai lang, bí đỏ, khoai tây...

Đặc điểm chung của nhóm thức ăn này là chứa nhiều nước, nghèo protein, chất béo, nghèo các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng nhưng giàu tinh bột, đường và hàm lượng chất xơ thấp, dễ tiêu hóa. Thức ăn củ, quả rất thích hợp cho quá trình lên men của dạ cỏ. Do đó chúng có hiệu quả rõ rệt đối với gia súc nhai lại đang cho sữa và thời kỳ vỗ béo.

3.2. Những lưu ý khi sử dụng thức ăn củ quả

Những củ quả bị dập nát, mốc thối, hà (khoai lang) thì không nên cho gia súc ăn. Nếu bị ít thì cắt bỏ phần hỏng và chỉ tận dụng những phần còn tốt.

Củ không được mọc mầm, vỏ xanh (khoai tây) do tinh bột chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha gây ngộ độc cho vật nuôi (hiện tượng đau bụng, buồn nôn, ỉa chảy). Một số loại củ (sắn) cần phải sơ chế nhiệt trước khi đem sử dụng nhằm hạn chế độc tính CN (Chất độc CN là gốc của axit HCN). Khi ngộ độc CN con vật có biểu hiện sùi bọt mép, run rẩy, máu có màu vàng óng ánh. Cần cho con vật uống ngay nước đường và tiêm Thyosulphat vào tĩnh mạch.

Củ , quả phải được rửa sạch đất, cát trước khi cho gia súc ăn.

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi (Trang 25 - 27)