Kỹ thuật dẫn tinh

Một phần của tài liệu Giáo trình giống và truyền giống (Trang 40 - 43)

4.1. Phương pháp xác định thời điểm dẫn tinh

a. Ý nghĩ của việc xác định thời điểm phối giống thích hợp

Trong thụ tinh nhân tạo gia súc, việc xác định thời điểm phối giống thích hợp có ý nghĩa rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và tỉ lệ thụ thai. Việc xác định hai thời điểm phối giống thích hợp sẽ dẫn đến không thụ thai hoặc thụ thai với số lượng con/ lứa thấp (đối với động vật đa thai). Tỷ lệ thụ thai có quan hệ trực tiếp với thời điểm dẫn tinh.

b. Một số phương pháp xác định thời điểm phối giống thích hợp

Cho đến nay, có nhiều phương pháp có thể xác định được thời điểm phối giống thích hợp ở gia súc cái. Tùy vào đối tượng gia súc, điều kiện cụ thể của cơ sở sản xuất

trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật... để lựa chọn một trong các phương pháp sau đây hoặc kết hợp giữa các phương để xác định chính xác thời điểm phối giống thích hợp.

+ Phương pháp mổ khám

Là phương pháp phẫu thuật nhằm bộc lộ buồng trứng để kiểm tra sự rụng trứng Phương pháp này cho biết mối quan hệ giđịnh để xác định thời điểm phối giống thích hợp, nhưng chỉ được dùng trong nghiên ữa thời điểm rụng trứng và các biểu hiện động dục được quan sát thấy ở bên ngoài. Đây là phương pháp chính xác nhất để xác định để xác định thời điểm phối giống thích hợp, nhưng chỉ được dùng trong nghiên

+ Phương pháp quan sát triệu chứng lâm sàng

Đây là phương pháp đơn giản, dễ làm, có kết quả khá tin cậy và thường được áp dụng nhiều trong thực tiễn sản xuất. Phương pháp này chủ yếu dựa vào quan sát, kiểm tra các biểu hiện bên ngoài của con vật và bằng kinh nghiệm để xác định thời điểm phối giống thích hợp. Các biểu hiện toàn thân và cục bộ ở thời điểm phối giống thích hợp, gồm :

Trạng thái toàn thân:Con vật có phản xạ "mê ỳ", thích gần con đực hoặc con cái khác (hoặc với người chăn nuôi nó), đứng yên cho con khác nhảy lên lưng, hoặc cho người chăn nuôi đè, ấn, ngồi lên lưng nó. Hai chân sau có tư thế đứng trụ, đuôi hơi ngỏng lên để lộ âm hộ ra và sẵn sàng tiếp nhận giao phối.

Biểu hiện quan sinh dục: Bộ phận sinh dục ngoài: âm hộ bớt sưng, giảm độ hồng bóng, hơi có vết nhăn. Khi vạch mép âm hộ ra thấy tiền đình và niêm mạc âm đạo bớt hồng và mức độ bóng nhẫy (ướt) ít hơn giai đoạn trước chịu đực. Mép âm hộ có thể dính các lá cỏ hoặc rác khô nhẹ.

Cổ tử cung: Nếu dùng mỏ vịt hoặc ống soi âm đạo sẽ thấy cổ tử cung mở rộng có nước nhờn đặc chảy ra.

Dịch nhờn: dịch nhờn tiết ra ở âm hộ có màu nửa trong nửa đục, độ keo dính cao, có thể kéo dài 2,5 - 3,0 cm (đối với lợn) và 7-10 chỉ (đối với trâu, bò). Do dịch âm hộ tiết ra dính nên ở mặt dưới khấu đuôi và hai u xương ngồi có vệt bẩn dính thành vảy mỏng. Nếu chăn nuôi trong môi trường có cỏ, rác thì dễ dàng quan sát cỏ, rác khô bám vào u ngồi hoặc mông. Nếu lấy dịch âm hộ phiết kính, soi lên ánh sáng mặt trời sẽ thấy các sợi dịch xếp theo hình cây dương xỉ.

+ Phương pháp dùng đực thí tình: Phương pháp này thường áp dụng cho các cơ sở chăn nuôi tập trung có số lượng gia súc cái lớn

Đực thí tình là những con đực không có khả năng giao phối trực tiếp vì đã được phẫu thuật bao dương vật chệch so với vị trí tự nhiên ban đầu một góc 450 hoặc tách bao dương vật ra khỏi da bụng (hình 5.3), hoặc đã bị thắt ống dẫn tinh. Nếu không phẫu thuật có thể dùng loại bao đai chắc che bịt vùng bao dương vật buộc chặt lên lưng (kiểu đóng khố), vì vậy, khi đực thí tình nhảy sẽ không đưa được dương vật vào

âm hộ con cái. Mỗi ngày cho đực thí tình đi kiểm tra, phát hiện các con cái động dục và chịu đực 2 lần vào buổi sáng và chiều. Thông qua phản xạ nhẩy của con đực thí tình và phản xạ chịu đực của con cái giúp ta xác định được chính xác thời điểm phối giống thích hợp

+ Phương pháp kiểm tra buồng trứng qua trực tràng:Phương pháp này dựa trên việc kiểm tra buồng trứng qua trực tràng bằng tay trong thời gian động dục. Qua kiểm tra người ta phát hiện được vết lõm của buồng trứng (nếu trứng đã rụng) hoặc độ căng của noãn bao. Bằng kinh nghiệm, người ta có thể để chẩn đoán thời gian rụng trứng và dẫn tinh. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với đại gia súc (trâu, bò, ngựa).

+ Phương pháp dùng điện trở kết c định điện trởâm đạo:Dựa trên quy luật biến đổi điện trở âm đạo là: điện trở âm đạo sẽ giảm thấp nhất tại thời điểm rụng trứng sau đó lại tăng lên sau khi trứng rụng. Theo quy luật này người ta dùng điện trở kế đưa vào tiền đình âm đạo, theo dõi sự biến đổi điện trở âm đạo của con vật, khi nào từ số điện trở đạt giá trị thấp nhất chính là thời điểm trứng rụng, lúc này dẫn tinh cho kết quả cao nhất.

+ Phương pháp kiểm tra thân nhiệt: Dùng nhiệt kế theo dõi sự thay đổi thân nhiệt của gia súc cái trong thời gian động dục. Quy luật của sự biến đổi là: Trong thời gian động dục, thân nhiệt cơ thể tăng cao hơn bình thường, đạt giá trị cao nhất tại thời điểm rụng trứng, sau đó nhanh chóng trở lại bình thường. Căn cứ vào quy luật biến đổi đó, khi thân nhiệt gia súc giảm đột ngột là thời điểm rụng trứng, lúc này phối giống sẽ cho kết quả thụ thai cao.

+ Phương pháp dùng âm than: Phương pháp này được áp dụng đối với cơ sở chăn nuôi lợn cái tập trung. Người ta dùng băng ghi âm tiếng lợn đực khi gần lợn cái động dục và chỉ có lợn cái mới hiểu được âm thanh ấy mà biểu hiện hành vi, tâm tính của nó. Khi âm thanh lợn đực được phát ra, những con cái nào động dục sẽ vểnh hai tai hướng về phía có âm thanh và quanh quẩn bên máy phát, tỏ vẻ muốn giao phối. Để tăng độ chính xác của phương pháp, nên kết hợp việc sử dụng âm thanh với thử phản ứng mê ì của lợn.

+ Phương pháp dùng feromon: Phương pháp này được dùng để xác định thời điểm phối giống ở lợn. Feromon là chất có mùi giống như mùi lợn đực. Lợi dụng tính chất của feromon, người ta đã điều chế chất quyến rũ sinh học ở dạng khí dung (aerosol) để thử phản ứng chịu đực của lợn cái trong thời kỳ động dục bằng cách bơm một ít chất này vào mũi lợn cái. Nếu lợn cái chịu đực sẽ có biểu hiện "mê ì" muốn giao phối. Nếu chưa chịu đực, lợn cái sẽ tránh hoặc chạy ra nơi khác. Dựa vào đó để xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp.

4.2. Kỹ thuật dẫn tinh cho các loài gia súc.

a. Dẫn tinh cho lợn

Chu kỳ động dục của lợn cái trung bình là 21 ngày, dao động từ 19-22 ngày tuỳ theo giống, tuổi và cá thể. Thời gian động dục trung bình là 3-4 ngày (đối với lợn nội), 4-5 ngày (đối với lợn ngoại và lợn lai), 1-2 ngày (đối với lợn nái hậu bị).

+Biểu hiện động dục và cách phát hiện:

Biểu hiện động dục ở lợn cái thể hiện rất rõ: Giai đoạn đầu lợn kêu rít, phá chuồng, thích nhảy lên lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng mình Nếu người sờ mó vào lợn, nó sẽ né tránh hoặc bỏ chạy. Cuối giai đoạn, các biểu hiện hưng phấn giảm dần. Ở cuối ngày thứ hai sang đầu ngày thứ ba, lợn cái thường không chạy nhảy nữa, đứng hoặc nằm một chỗ, mắt có vệt quầng thâm, dáng mệt mỏi, buồn bã.

Biểu hiện cục bộ ở cơ quan sinh dục: âm hộ sung huyết, sưng to và mọng đỏ, sau chuyển dần sang bớt sưng, se, hơi thâm và có các vết nhăn mờ. Dịch chảy từ âm hộ giảm, hơi đặc và keo dính (âm hộ lợn cái thường thấy dính rơm, cỏ rác).

+ Kỹ thuật dẫn tinh

Dụng cụ dẫn tinh:Gồm dẫn tinh quản (loại ống cao su trơn hoặc loại ống plastic có đầu xoắn hoặc không xoắn) và bộ phận chứa tinh dịch (bằng lọ thủy tinh hoặc plastic). Xi lanh dung để dựng và bơm tinh dịch (trong trường hợp lọ đựng tinh bằng thủy tinh). Những dụng cụ này được làm bằng các chất liệu không độc cho tinh trùng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo trình giống và truyền giống (Trang 40 - 43)