Lợi ích và bất lợi của TTNT gia súc Lợi ích

Một phần của tài liệu Giáo trình giống và truyền giống (Trang 30 - 34)

1.1. Lợi ích

Lợi ích của thụ tinh nhân tạo được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Nhanh chóng nâng cao tiến bộ di truyền của con đực và con cái tốt cho đời sau, góp phần nâng cao phẩm giống vật nuôi một cách tết nhất, nhanh nhất, kinh tế nhất thông qua việc tăng nhanh số lượng và chất lượng đàn con sau mỗi lứa đẻ.

Nâng cao sức sản xuất, tăng cường khả năng chống chịu của vật nuôi với điều kiện bất lợi

Nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn nuôi do giảm được một số lượng lớn đực giống phải nuôi. Ví dụ: Trong thụ tinh tự nhiên, 1 lợn đực giống chỉ đảm bảo phối giống tối đa cho 50 lợn cái, nhưng với truyền giống nhân tạo, 1 lợn đực giống có thể đảm nhận được 500 lợn cái. Như vậy, chi phí thức ăn nuôi lợn đực giống giảm 10 lần, chi phí chuồng nuôi, công chăm sóc, vệ sinh thú y đều giảm.... dẫn đến giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi

Tạo thuận lợi cho công tác lai tạo, nhất là khi cần lai tạo giữa con đực có khối lượng quá lớn so với con cái hoặc giữa các giống không có phản xạ sinh dục với nhau.

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển động vật giữa các vùng sinh thái khác nhau.

Ngăn ngừa một số bệnh lây lan qua đường sinh dục

Người thực hiện phải có kiến thức chắc về đặc điểm sinh lý, sinh sản của vật nuôi.

Có các trang thiết bị, dụng cụ chuyên dụng cho thụ tinh nhân tạo.

Cán bộ thụ tinh nhân tạo phải có trình độ kỹ thuật và nhiều kinh nghiệm.

Thực hiện không đúng kỹ thuật thì tỷ lệ đậu thai kém (gieo tinh không đúng thời gian, công đoạn bảo quản tinh kém, dẫn tinh sai thao tác…)

Xuất hiện nhiều gen đồng hợp lặn (khuyết tật, bệnh…)

1.3. Kỹ thuật lấy tinh

a. Khai thác tinh dịch lợn

Công tác chuẩn bị trước khi lấy tinh: vệ sinh các dụng cụ lấy tinh (âm đạo giả, bình hứng tinh...) đạt yêu cầu kỹ thuật. Bôi trơn lòng âm đạo giả bằng vazơlin (hoặc dầu tragacant), vệ sinh giá nhảy, lắp âm đạo giả vào giá nhảy, tiệt trùng phần bụng, mông, bao dịch hoàn của lợn đực bằng dung dịch KMnO40,1 %. Dùng khăn tẩm nước nóng từ 35-37oC, vắt khô, xoa vào vùng bẹn và bao dương vật của lợn đực để gây kích thích.

Thao tác lấy tinh: Khi lợn đực nhảy giá, người khai thác tinh dùng bàn tay của mình hướng ngay dương vật của lợn đực vào âm đạo giả. Khi lợn đực bắt đầu phản xạ giao cấu, để đầu tự do của âm đạo giả hơi cao lên một chút, khi lợn đực xuất tinh thì hạ thấp xuống.

Biểu hiện của lợn đực lúc xuất tinh là nằm lịm trên giá nhảy, thở phì phò, bọt mép sùi ra, mắt lim dim, hậu môn phập phồng, lợn đực thôi không thực hiện động tác giao cấu nữa.

Vào thời điểm lợn đực bắt đầu xuất tinh cần bóp nhịp nhàng vào quả cầu tạo áp lực với tần số từ 8- 10 lần lphút để tạo nên nhu động trong lòng âm đạo giả giống như trong âm đạo thật. Khi có hiện tượng tinh dịch chảy ngược ra ngoài miệng âm đạo giả thì ngừng bóp hơi. Nếu thấy tinh dịch không chảy ngược ra nữa thì tiếp tục bóp nhẹ vào quả cầu cao su làm tăng áp lực. Sau khi đã xuất tinh để lợn đực từ từ xuống giá và về chuồng.

Cũng có thể không lắp âm đạo giả vào giá nhảy mà dùng một tay cầm âm đạo giả, tay kia nắm bao dương vật và cả 2 tay cùng điều chỉnh nhịp nhàng để đưa dương vật vào âm đạo giả một cách thỏa mái khi giao cấu.

b.Khai thác tinh dịch trâu, bò

Chuẩn bị dụng cụ: âm đạo giả, bình hứng tinh...đạt yêu cầu kỹ thuật. Chiều dài âm đạo giả có thể dao động từ 26-30-40 cái tùy theo tuổi và tầm vóc của trâu, bò Dương vật của con đực phải được đưa sâu hoàn toàn vào trong lòng âm đạo giả để quá trình phóng tinh diễn ra ở phần nón cụt và ống thu nhận tinh. Đối với trâu, bò, nhiệt độ trong lòng âm đạo giả quan trọng hơn áp lực nhiều. Ở thời điểm phóng tinh, nhiệt độ phải đạt xấp xỉ 42oC. Để đạt được nhiệt độ này, nhiệt độ lúc chuẩn bị lắp đặt âm đạo giả phải đạt khoảng 50 - 55oC. Tuy nhiên, nhiệt độ của nước nóng trước khi đưa vào còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và thể tích của âm đạo giả. Chuẩn bị giá nhảy

và vệ sinh: Giá nhảy có thể bằng các vật liệu như gỗ, sắt... nhưng phải đảm bảo chắc chắn, thích hợp với tầm vóc của trâu, bò và an toàn cho người và gia súc khi khai thác tinh dịch. Hiện nay, nhiều trung tâm thụ tinh nhân tạo hiện đại sử dụng giá nhảy có hình dáng, màu sắc giống như trâu, bò thật, để trên xe có thể di chuyển được, dung huấn luyện và khai thác tinh dịch trâu, bò

Thao tác lấy tinh: Để con đực đứng cách xa giá nhảy 20m, sau đó dắt đi vòng quanh giá nhảy hai đến ba vòng để cho nó quan sát. Khi con vật hưng phấn, kích thích và tạo điều kiện thuận lợi để con đực nhảy giá.

Khi con đực nhảy giá, người khai thác tinh cần nhanh chóng, khéo léo dùng bàn tay của mình hướng dương vật vào âm đạo giả. Các thao tác phải hết sức thuần thục và chính xác, bởi vì phản xạ xuất tinh ở trâu, bò diễn ra trong thời gian rất nhanh (trong vài giây)

c. Khai thác tinh dịch ngựa

Công tác chuẩn bị: tương tự như đôi với trâu, bò. Để điều khiển ngựa đực cần có hai người khoẻ mạnh cầm dây cương.

Để ngựa đực đứng cách xa giá nhảy chừng 30m, cho nó quan sát giá nhảy để gây hưng phấn sinh dục. Khi ngựa phi tới giá nhảy, hai người cầm dây cương phải bắt kịp tốc độ của ngựa đực, đồng thời dừng tốc độ và nới lỏng dây cương khi ngựa nhảy giá Người khai thác tinh cần nhanh chóng hướng dương vật của ngựa đực vào âm đạo giả. Phản xạ giao cấu ở ngựa tương đối lâu hơn so với ở trâu, bò. Sau khi đã xuất tinh, ngựa sẽ rất ngoan ngoãn, nhưng nếu bị ức chế ngựa thường bướng bỉnh, thậm chí rất hung dữ.

Để tránh nguy hiểm cho người và ngựa đực trong quá trình lấy tinh, ngựa cái đứng làm giá phải được cố định 2 chân sau và đuôi hoặc đưa vào trong gióng.

d. Khai thác tinh dịch dê, chó

Ở dê, cừu có thể sử dụng âm đạo giả kiểu trâu, bò để khai thác tinh dịch và đều cho kết quả tốt. Tuy nhiên, kích cỡ âm đạo giả bé hơn, phù hợp với cấu tạo và kích thước dương vật dê, cừu đực. Các điều kiện bên trong âm đạo giả như: nhiệt độ, áp lực, độ nhớt cũng tương tự như âm đạo giả của trâu, bò.

Chú ý: Cừu có thể xuất tinh nhiều lần trong ngày và sau vài tuần sẽ hết số tinh trùng trong dịch hoàn phụ. Trong mùa phối giống cừu thường nhảy và phối tinh được nhiều lần trong ngày, nhưng sau 4-5 ngày nên tạm dừng vài ba ngày.

Khả năng sản sinh tinh dịch của dê không được dồi dào như cừu. Nếu trong một ngày dê đực nhảy nhiều lần, những lần cuối thường không có tinh trùng hoặc tinh trùng rất ít.

e. Khai thác tinh dịch gà trống

Có nhiều cách để lấy tinh dịch gà như sau:

Cách 1 : cho gà trống trèo lên lưng gà mái để "đạp mái" và hứng tinh dịch gà trống phóng ra. Phương pháp này tạo cho gà trống có phản xạ gần với giao phối tự nhiên, nhưng có một số hạn chế là: dễ làm tổn thương gà mái, đối với con trống dữ dễ

có phản ứng khi có người đứng gần hoặc nếu thao tác hứng tinh không chính xác: tinh dịch sẽ phóng ra ngoài hoặc phóng vào đường sinh dục gà mái

Cách 2: Một người ngồi trên ghế và kẹp gà trống vào giữa 2 đầu gối, đuôi gà hướng ra phía trước nơi người thứ hai chuẩn bị hứng tinh. Người thứ nhất vuốt lưng gà trống xuôi về phía phao câu. Sau vài lần làm động tác mat-xa như vậy, gà trống được kích thích, hơi cong đuôi lên. Người thứ hai vén lông đuôi gà lên phía lưng để lộ vùng hậu môn đồng thời người thứ nhất dùng tay ép vào vùng lỗ huyệt, khi đó gà sẽ xuất tinh và người thứ hai dùng dụng cụ hứng tinh dịch phóng ra. Phương pháp này có bất tiện là phải có ghế ngồi và gà trống đặt ở tư thế thấp (giữa 2 đầu gối) nên khó thao tác khi nặn lỗ huyệt.

Cách 3: Cần có 2 người phối hợp với nhau ở tư thế đứng. Người thứ nhất bát gà trống kẹp vào nách trái (nếu thuận tay phải), cho đuôi gà hướng ra phía trước, luồnbàn tay trái dưới lườn gà trống và cố định 2 đùi gà (gà không quẫy nhưng vẫn thoải mái và 2 chân gà được thả lỏng). Dùng bàn tay phải vuốt trên lưng gà xuôi về phía phao câu để kích thích phản xạ xuất tinh. Khi gà trống hơi cong đuôi lên, người giữ gà dùng ngón cái và ngón trỏ (tay phải) bóp nhẹ vào vùng lỗ huyệt và hơi ấn vào bụng dưới lỗ huyệt để tăng sự kích thích. Cùng lúc này, người thứ hai vén ngược đuôi gà lên để bộc lộ vùng lỗ huyệt. Vào thời điểm này, gà trống sẽ phóng tinh dịch ra ngoài và người thứ hai kịp thời dùng dụng cụ để hứng tinh dịch. Sự kết hợp giữa 2 người phải nhịp nhàng và khớp nhau, nếu không sẽ làm gà trống bị ức chế phản xạ xuất tinh hoặc tinh dịch phóng ra ngoài dụng cụ hứng tinh. Cần chú ý một số gà trống thải phân cùng với tinh dịch (nhất là gà được ăn vào trước lúc lấy tinh), vì vậy cần tránh hứng phân vào dụng cụ đựng tinh.

f. Khai thác tinh dịch ở ngỗng

Đối với ngỗng để thành lập phản xạ xuất tinh có điều kiện cần phải tách ngỗng đực ra khỏi đàn ngỗng cái 3- 4 ngày trước khi tiến hành huấn luyện ngỗng đực. Trước hết, rửa sơ bộ vùng lỗ huyệt con vật bằng nước sạch, sau đó một người giúp việc đặt ngỗng đực nằm trên giá gỗ (người này có thể cúi xuống hoặc ngồi trên ghế con), rồi dùng tay phải giữ ngỗng ở phần lưng, tay trái cầm cốc hứng tinh sẵn sàng chuẩn bị hứng tinh. Người khác dùng bàn tay trái vuốt lưng ngỗng từ đầu cánh xuôi xuống đuôi trong vòng 10- 15 giây (quãng 10 lần vuốt) , đồng thời dùng bàn tay phải nhẹ nhàng bóp bụng ngỗng xuôi xuống phía dưới để ép miệng ổ nhớp. Lúc bấy giờ dương vật nằm ở gốc đuôi trong ổ nhớp bài tiết chất nhờn bạch huyết và bật ra ngoài. Người lấy tinh dùng bàn tay trái ép gốc đuôi ngỗng (phao câu) làm cho ngỗng cương cứng dương vật và xuất tinh. Cùng lúc đó người giúp việc hứng tinh vào phễu hoặc cốc hứng tinh.

Thời gian cần thiết để lấy tinh dịch một ngỗng đực trung bình là 1 phút (30 giây đến 1 phút 20 giây). Thông thường ngỗng đực bắt đầu có tinh dịch vào đầu tháng 9 và hết tinh dịch vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 hàng năm. Trong thời gian hết tinh, dương vật ngỗng thường teo nhỏ lại.

Tinh dịch ngỗng mang tính mùa vụ rất rõ rệt. Chất lượng tinh dịch tăng dần đầu vụ đẻ, đạt cao ở các tháng 12, 1, 2, 3 sau đó giảm dần cho đến hết vụ. Vì vậy, để có tỷ lệ thụ phôi của trứng cao; trong thụ tinh nhân tạo ngỗng, cần lưu ý tận dụng những tháng ngỗng đực có chất lượng tinh dịch tết để dẫn tinh. Thông thường ngỗng đực năm thứ hai và ba cho chất lượng tinh dịch tốt hơn ngỗng đực năm thứ nhất và năm thứ tư Đối với ngỗng đực, lấy tinh hàng ngày hoặc hai ngày lấy tinh một lần đều làm giảm chất lượng tinh dịch. Kết quả cho thấy khoảng cách giữa hai lần lấy tinh thích hợp là 3-4 ngày.

Một phần của tài liệu Giáo trình giống và truyền giống (Trang 30 - 34)