Nhân giống gia súc

Một phần của tài liệu Giáo trình giống và truyền giống (Trang 26 - 27)

4.1. Nhân giống thuần chủng

Là phương pháp nhân giống bằng cách cho các đực giống và cái giống của cùng một giống giao phối với nhau. Do vậy, thế hệ con vẫn là giống thuần, nghĩa là chỉ mang các đặc điểm của một giống ban đầu duy nhất.

Ví dụ: cho lợn đực Móng Cái phối giống với lợn cái Móng Cái, đời con vẫn là giống thuần Móng Cái; cho gà trống Ri phối giống với gà mái Ri, đời con vẫn là gà Ri thuần.

Nhân giống thuần chủng làm cho vốn gen có ích của giống được bảo toàn, những đặc điểm tốt của giống được duy trì. Qua chọn lọc, người ta chỉ giữ lại những cá thể tốt phù hợp với yêu cầu, các gen xấu bị đào thải, mức độ đồng hợp tử của các kiểu gen ngày càng tăng. Chính vì vậy nhân giống thuần chủng có tác dụng tạo nên tính đồng nhất về đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của các thế hệ cùng giống. Như vậy cũng có nghĩa là nhân giống thuẩn chủng có tác dụng hoàn thiện các giống bằng cách giữ gìn, củng cố và nâng cao ở đời sau những phẩm chất và giá trị vốn có của giống.

Là phương pháp nhân giống bằng cách cho các đực giống và cái giống thuộc hai quần thể khác nhau phối giống với nhau. Hai quần thể này có thể là 2 dòng, 2 giống hoặc 2 loài khác nhau.

Các phương pháp lai:

a. Lai kinh tế (lai công nghiệp):Là lai hai cá thể khác dòng, khác giống hoặc

khác loài để tạo ra con lai có sức sản xuất cao. Con lai được dùng vào mục đích thương phẩm.

+ Lai kinh tế đơn giản: Là hình thức lai chỉ có hai giống tham gia

+ Lai kinh tế phức tạp:Là hình thưc slai trong đó có từ 3 giống trở lên tham gia, tất cả con lai sử dụng để nuôi thương phẩm, không sử dụng làm giống

Một phần của tài liệu Giáo trình giống và truyền giống (Trang 26 - 27)