Môi trường Library Editor đối với thư viện * PCBLib:

Một phần của tài liệu Giáo trình altium tập 1 (Trang 49 - 62)

PCBLib:

Edit:

Paste Special: Dán đối tượng đã được Cut hoặc Copy vào vị trí bất kì trong trang thết kế hiện hành. Xuất hiện Hộp thoại Setup Paste Special để thiết lập các tùy

chọn Cho mảng dán.

Item Count: Có bao nhiêu đối tượng được dán vào mảng.

Text Increment: Số Bước nhảy tăng lên.

Circula: Mảng đối tượng được bố trí theo đường tròn.

Linear: Mảng đối tượng được bố trí theo trục X hoặc trục Y.

Page | 50

Y-Spacing: Khoảng cách 2 đối tượng liền kề theo trục Y.

Spacing (degrees): Góc xoay 2 đối tượng liền kề.

Set Reference:

Pin1: Đặt điểm chọn là gốc của Pin. Center: Đặt điểm gốc tọa độ tại vị trí trung tâm của trang thiết kế.

Location: Đặt điểm gốc tọa độ tại vị trí bất kỳ của trang thiết kế.

Jump: Đưa con trỏ đến vị trí chọn, mà ta chọn.

Rubber Stamp: Sao chép một hoặc nhiều đối tượng sau đó dán đối tượng ở bất kỳ trong tài liệu hiện hành.

Build Query: Xuất hiện hộp thoại Build Query From Board cho phép bạn tạo ra một truy vấn các đối tượng cụ thể trong tài liệu thiết kế.

Page | 51

Move:

Drag: Di chuyển bất kỳ các đối tượng trong tài liệu hiện hành

Break Track: Tạo cho Track một đỉnh nhọn.

Drag Track End: Kéo điểm cuối của Track sang vị trí khác.

Move Selection: Đặt lại vị trí các đối tượng được chọn trên trang thiết kế.

Move Selection By X,Y: Di chuyển đối tượng đến vị trí tọa độ (X,Y).

Polygon Vertices: Cho phép ta thay đổi vị trí của các Track bao ngoài một Polygon.

Place:

Chứa các lệnh công cụ liên quan đến việc cấu tạo đối tượng, định vị đối tượng trong trang thiết kế chi tiết mạch điện tử.

Đặt các đối tượng đồ họa lên bản vẽ:

(Arc,Full Circle…)

Dùng để đặt các khuôn dạng mẫu lên bản vẽ, tạo ra hình dạng của các thiết bị có phần cong.Trong môi trường Library Editor, các đường nét, hình khối đặt lên bản vẽ sẽ làm thay đổi hình dạng thiết bị đang tồn tại trong tài liệu hiện thời.

Page | 52

3D Body: Hiện hộp thoại cho phép bạn chọn đường dẫn đến file .Step (hình ảnh 3D) của linh kiện cần tạo. Kích chọn OK. Việc có thêm hình ảnh 3D cho linh kiện đã góp phần làm cho phần mềm altium trực quan, sinh động hơn.

Page | 53

Fill: Đặt một vùng đặc hình chữa nhật lên tài liệu hiện tại. Khi Fill Được đặt trên một lớp Layer, nó dùng để tạo ra một vùng ngăn cách hoặc một vùng truyền dẫn lớn. Hoặc dùng để định nghĩa FootPrint của thiết bị.

Line: Là một đường thẳng với độ rộng đã định nghĩa trước, nhưng không có sự tương tác với nét. Được dùng cho một số mục đích như tạo đường bao của linh kiện.

String: Đặt một chuỗi kí tự lên bản thiết kế. Để chú thích, mô tả đối tượng giúp cho người sử dụng hiểu hơn.

Via: Đặt các via lên tài liệu.

Pad: Đặt các Pad lên tài liệu.

Wiew: Chứa các lệnh liên quan đến việc quan sát các đối tượng, xử lý các khung cửa sổ hiện hành.

2D Layout Mode: Quan sát đối tượng dưới dạng không gian 2 chiều thực tế. ví dụ, quan sát các lớp đang hiện thị, vị trí , màu sắc… của đối tượng trên trang thiết kế hiện hành.

Page | 54

3D Layout Mode: Quan sát đối tượng dưới dạng không gian 3 chiều thực tế. Ví dụ, quan sát các chế độ thiết kế 3 chiều một cách trực quan hay kiểm tra chất lượng định tuyến trên một lớp cụ thể, hay chất lượng các lớp điện cấu thành bản mạch in….

Tool:

New Blank Component:

Dùng để thiết kế một thiết bị mới. Khi chọn lệnh này, hộp thoại PCB Library xuất hiện bằng kích chọn góc phải PCB dưới màn hình, tên thiết bị mới có tên mặc

định PCBCOMPONENT_1, sau

khi ta thêm vào và sửa tên của thiết bị muốn tạo, thiết bị mới sẽ được cập nhật vào PCB Library.

IPC FootPrint Wizard: Tạo linh kiện tự động thông qua các kiểu mẫu Footprint dán chuẩn quốc tế mặc định của nhà sản xuất. Khi chọn lệnh này:

Hộp thoại IPC FootPrint Wizard xuất hiện, kích chọn các kiểu mẫu Footprint dán chuẩn quốc tế mặc định của nhà sản xuất đưa ra và điền thông tin đối tượng ( kích thước linh kiện, kiểu chân, tên linh kiện …) thông hộp thoại cụ thể.

Page | 55

Page | 56

IPC FootPrint Batch generator…: Hiện khung thoại IPC Footprints Batch Generator, kích chọn Open Template để chọn các kiểu mẫu Footprint dán, đồng thời xuất hiện một bảng tính có dạng .XLS và điền thông tin đối tượng ( kích thước linh kiện, kiểu chân, tên linh kiện …) thông qua hộp thoại IPC FootPrint Wizar vào bảng tính. Sau đó Add file vừa tạo kích chọn OK, hoàn thành tạo linh kiện mới.

Component Wizard: Tạo linh kiện tự động thông qua các kiểu mẫu Footprint chuẩn quốc tế của nhà sản xuất.

Page | 57

Manager 3D Bodies For Library: Hộp thoại Component Body Manager cho phép thiết kế viên quản lý các nhóm thành phần 3D.

Page | 58

Components: Hiện thị một danh sách tất cả các thành phần đối tượng bao gồm: Footprint, chiều cao, thông tin mã nguồn nơi chứa đối tượng.

Interactive Tab: Thiết lập các thành phần 3D thông qua việc kích chọn: màu sắc khối 3D, chiều cao tổng thể, các lớp hiện thị, độ mờ các đối tượng 3D trong thư viện.

Batch Update: Cập nhật tất cả các đối tượng và thêm các thành phần 3D cho tất cả các Footprint trong thư viện hoặc Footprint được đặt trong thiết kế.

Manager 3D Bodies For Current Component…: Xuất hiện hộp thoại Component Body Manager For Component cho phép quản lý các thành phần 3D của một đối tượng được chọn trong thư viện.

Page | 59

Library Splitter Wizard: Phân tách ra từng đối tượng linh kiện từ thư viện PCBLibrary tổng hợp ban đầu, giúp cho việc quản lý, sửa đổi, tìm kiếm một cách dễ dàng.

Layer Stack Manager: Mở hộp thoại Layer Stack Manager, nơi định nghĩa các PCB Layer Stack. Có 3 loại Layer có thể thêm vào Layer Stack: Signal Layer, Internal Plane Layer and Insulation (substrate) Layer.

Sau khi mở hộp thoại, Layer Stack hiện tại xuất hiện theo mặc định là một bảng hai mặt. Có thể thêm vào đó các Layer bằng lệnh Add Signal Layer hoặc Internal Plane trong Pop-up Menu. Các Layer mới sẽ xuất hiện phía dưới Layer đang được chọn (trừ Bottom Layer).

Layer & Colors: Lệnh này để mở hộp thoại Board Layer, nơi quy định Layer nào được trình bày trong cửa sổ thiết kế chính. Lựa chọn

Page | 60

trong cột show để thay đổi khả năng quan sát của layer,3D,Pad,Via… Double-Click vào ô màu để thiết lập màu sắc tùy ý cho Layer.

Manage Layer Sets:

Cho phép thiết kế viên thêm, sửa, xóa bộ lớp và quản lý hiện thị các lớp nếu cần.

Page | 61

Library Option: Hiện hộp thoại Board Option cho phép ta thiết đặt các tham số: đơn vị sử dụng (milimet hay Inch), lưới Grid …rất thuận tiện cho việc tạo linh kiện.

3D Body Placement:

Ấn phím 3 chuyển sang chế

độ View 3D nhập file

.Step từ thanh Place: 3D Body. Kích chọn 3D Body Placemen, hiện thị một khung thoại để thiết kế viên lựa chọn các công cụ làm việc đối tượng 3D.

Add Snap Points From Vertices: Thêm nhiều điểm vị trí Snap tại trung điểm từ đỉnh của một (hình chữ nhật hoặc hình vuông…) đối tượng. Nhấn Space Bar để vào chế độ hai đỉnh chọn và xuất hiện dấu thập sau khi chọn.

Remove Snap Points: Xóa nhiều điểm vị trí Snap.

Set Body Height: Thiết đặt chiều cao từ bề mặt của đối tượng 3D đến bề mặt Footprint

Measure Distances: Sử dụng đo khoảng cách và hiện thị giữa hai điểm 3D bất kỳ trên đối tượng.

Align Face With Board: Gán một mặt phẳng được chọn, hoặc bề mặt của đối tượng 3D với bề mặt Board và rất cần thiết cho việc định

Page | 62

hướng theo chiều dọc, định vị đối tượng trong mối quan hệ với mặt phẳng XY của Board.

Preference: Mở hộp thoại Preference, nơi có thể thiết đặt các lựa chọn, ưu tiên cho tài liệu. Dùng Tab Option để thiết đặt các chọn lựa thiết kế khác nhau Online DRC, số bước xoay, số bước Undo/Redo có thể thực hiện…

Một phần của tài liệu Giáo trình altium tập 1 (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)