Từ đồ thị phân tán và bảng tổng kết ma trận Kano - IPA có thể đưa ra các nhận định và hàm ý chính sách như sau: 19 yếu tố cần ưu tiên tập trung cải thiện; 12 yếu tố cần tiếp tục duy trì, giữ vững; 01 yếu tố giảm sự đầu tư; 01 yếu tố chú ý thấp.
3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý đầu tư công củatỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý đầu tư công củatỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
3.4.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên đã xác định thẩm quyền quản lý ĐTC giữa các cấp CQĐP.
Thứ hai, phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của ĐP, đặc biệt tại các thành phố, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Thứ ba, phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ĐP.
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.4.2.1. Hạn chế
Thứ nhất, phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên còn thiếu tính đồng bộ, chưa bảo đảm sự nhất quán giữa phân cấp chính trị, phân cấp hành chính và phân cấp NS, giữa thẩm quyền được phân cấp và khả năng thực thi các thẩm quyền đó của các cấp CQĐP
Thứ hai, phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên chưa giúp cải thiện vấn đề xây dựng kế hoạch ĐTC có trọng tâm, trọng điểm, xuất phát từ nhu cầu của người dân ĐP.
Thứ ba, phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên chưa thực sự tạo ra sự chủ động của CQĐP trong triển khai thực hiện kế hoạch ĐTC, nhất là trong phân bổ vốn ĐTC
Thứ tư, phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên chưa giúp vấn đề nâng cao hiệu quả ĐTC của tỉnh Thái Nguyên được cải thiện
3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nói trên, bao gồm: khung pháp luật về phân cấp quản lý ĐTC thiếu tính đồng bộ; thiếu sự phối hợp thực hiện các nhiệm vụ quản lý ĐTC giữa các cơ quan quản lý ĐTC; kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp quản lý ĐTC còn chưa thường xuyên, kịp thời, mang tính hình thức; năng lực của cán bộ quản lý ĐTC của CQĐP còn hạn chế.