I- phần thụ cảm và tiêu hoá của cơ thể I phần sau tiêu hoá của cơ thể
10. Tế bào trong mặt lưng, 11 Tế bào trong mặt bụng, 12 Tế bào bên, 13 Tế
8.3.3. Bệnh giun đầu gai Neosentosis
8.3.3.1. Tác nhân gây bệnh
Lớp Acanthocephala Rud, 1808
Bộ Acanthogyrida Thapar, 1927
Họ Quadrigyridae Van Cleave, 1928 Giống Neosentis Van Cleave, 1928
Giống Neosentis cơ thể hình ống, đầu trước hơi lớn. Vòi nhỏ hình cầu, trên vòi có 4 vòng móc xếp xoắn ốc, mỗi vòng có 8 cái, vòng thứ 1 móc lớn sau nhỏ dần. Cơ thể phần trước có móc chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất có 4-7 vòng móc, nhóm thứ 2 có 9 -11 vòng, phía sau còn có móc sắp xếp phân tán không theo vòng. Thành cơ thể không có hạch. Bao vòi hình túi, thành vòi là một tầng cơ đơn, đốt thần kinh ở đáy của bao vòi. Hai tuyến vòi hình ống, chiều dài gần bằng nhau, mỗi tuyến vòi có 1 hạch ở mặt dưới của bao vòi.
Hình 87: Neosentis celatus: A- Cuối phía sau con cái (cơ quan giao cấu), B- Vòi; C. Con đực trưởng thành; D-H- Các móc trên vòi; I-N- Các gai nhóm thứ hai trên thân
71
8.3.3.2. Chu kỳ phát triển
Trứng của Neosentis ra nước phát triển thành ấu trùng, ký chủ trung gian
MysoCychlops leuckarti ăn trứng có ấu trùng vào ống tiêu hoá, ấu trùng chui ra đến xoang cơ thể tiếp tục phát triển thành ấu trùng gần giống trùng trưởng thành. Cá ăn ký chủ trung gian của Neosentis vào ruột, phát triển thành trùng trưởng thành.
8.3.3.3. Tác hại
Giống Neosentis ký sinh trong ruột lươn, cá trê và ruột một số loài cá khác. Khi ký sinh chúng lấy dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. Có lúc ký sinh với số lượng lớn làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và gây viêm ruột.
8.3.3.4. Biện pháp phòng bệnh
Giống như các biện pháp phòng bệnh giun sán nói chung.