Bệnh giáp xác chân chèo Neoergasilosis

Một phần của tài liệu Phan-3-1 (Trang 81 - 82)

I- phần thụ cảm và tiêu hoá của cơ thể I phần sau tiêu hoá của cơ thể

1. Răng hàm nhỏ thứ 2; 2 Răng hàm lớn; 3 Răng hàm nhỏ thứ

9.1.3. Bệnh giáp xác chân chèo Neoergasilosis

9.1.3.1. Tác nhân gây bệnh

Lớp Crustacea J.Lamarch,1801

Bộ Copepoda M.Milue - Edwards,1834-184 Họ Ergasilidae von Nordmann, 1832

Giống Neoergasilus

Giống Neoergasilus ký sinh trên cá thường gặp loài Neoergasilus japonicus

(Harada,1930) Yin,1956 và N. longispinosus Yin,1956. Neoergasilus japonicus cơ thể dài 6,5- 8,5mm,đầu hình tam giác, 2 bên có 2 sóng nổi lên. Ngực có sáu đốt. Đốt thứ nhất đặc biệt lớn, biên sau thành hình cung tròn, ngoài ra bốn đốt nhỏ dần, đốt thứ năm rất nhỏ, bị đốt thứ tư che khuất. Chiều rộng đốt thứ năm gấp 5 lần chiều dài. Đốt sinh sản bị phình to, rộng, lớn hơn chiều dài. Túi trứng ở giữa thô, 2 đầu nhỏ dần. Chiều dài túi trứng bằng 0,5-2/3 chiều dài cơ thể, có 4-5 hàng trứng, số lượng trứng không nhiều. Đôi chân bơi thứ nhất đặc biệt lớn, đoạn cuối của 2 nhánh trong và ngoài dài đến đốt ngực thứ năm, biên sau đốt gốc có răng hình tam giác kéo dài ra phía sau đến giữa hai nhánh trong và ngoài. Gần phần gốc nhánh trong có 1 hàng răng nhỏ hình tam giác. Biên ngoài của nhánh ngoài đốt thứ hai hướng về sau mọc thành “ngón cái”

82

dạng túi, bề mặt trơn tru, dài bằng 1/3 đốt thứ ba của nhánh ngoài .

9.1.3.2. Phân bố và tác hại

Neoergasilus japonicus ký sinh trên xoang mũi, trên các tia mang, trên vây của nhiều loài cá nước ngọt như cá trắm, cá mè, trê... Tác hại chủ yếu đối với cá giống.

Theo Hà Ký, 1969 Neoergasilus japonicus nhiễm 2,7%, ở cá mè tỷ lệ cảm nhiễm 4,16%. Cường độ cảm nhiễm 3-5 trùng/cơ thể cá.

Neoergasilus longispinosus ký sinh trên cá diếc, cá trê, cá trắm tỷ lệ cảm nhiễm 6- 16%. Cường độ cảm nhiễm 1-4 trùng/ cơ thể cá.

Hình 93: Neoergasilus japonicus Hình 94: Neoergasilus longispinosus

Một phần của tài liệu Phan-3-1 (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)