Bồ-tát nghệ sĩ

Một phần của tài liệu phapluan79 (Trang 76 - 81)

CÕI THƠ ☸

Ðời gọi ông là thần đồng, là triết gia, là phù thủy văn chương hay là gì đi nữa thì tôi vẫn thích đọc ông như một thi sĩ, và nhìn ông như một nghệ sĩ, vác một trời tư tưởng mênh mông, ôm một bầu tâm thức tịch lặng, nói những gì muốn nói, làm những gì muốn làm, và rồi... chẳng bao giờ nhìn lại cái gì đã nói, đã làm; chẳng bao giờ đứng lại. Ông sống trên đời như một du tử hết sức giàu có, và hết sức trắng tay, lang thang mãi... cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất.(*)

Hình như trong số mấy chục tác phẩm đã xuất bản, ông chỉ cho ra đời mỗi một tập thơ duy nhất là Ngày Sinh Của Rắn. Ðó là nói theo đúng cách phân loại bài bản của học đường; chứ nhìn ở khía cạnh rung cảm nghệ thuật thuần túy, ngay cả những tập văn xuôi nặng triết lý của ông vẫn mang cả một trời thơ dị thường.

Dù sao, cũng chỉ nên đọc thơ ở đây mà thôi:

Mười năm qua gió thổi đồi tây Tôi long đong theo bóng chim gầy Một sớm em về ru giấc ngủ Bông trời bay trắng cả rừng cây Gió thổi đồi tây hay đồi đông Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng Trong mơ em vẫn còn bên cửa Tôi đứng trên đồi mây trổ bông Gió thổi đồi thu qua đồi thông Mưa hạ ly hương nước ngược dòng Tôi đau trong tiếng gà xơ xác Một sớm bông hồng nở cửa đông.

(Ngày Sinh Của Rắn, VIII)

PHẠM CÔNG THIỆN

Đi... hết một đêm hoang vu trên mặt đất

(1941-2011)

Vĩnh hảo

Những tập sách dày cộm triết lý của ông, có lúc ta đọc say mê quên ăn quên ngủ, mà có lúc cũng muốn bể đầu. Thơ ông cũng đầy mùi triết lý, nhưng cái triết lý đã được kết tinh, cô đặc lại thành những hình ảnh.

Rắn trườn vỡ trứng chim rừng

Tôi nghe tiếng hát hoang đường nửa đêm Khuya buồn tủi nhục môi em

Mưa bay nhỏ nhẹ qua thềm bơ vơ Tiếng ru chín đỏ điện thờ

Hoang vu tôi đứng đợi chờ chim kêu Tay còn ôm giữ tình yêu

Tôi về phố động những chiều hư vô Ðời đi trên những nấm mồ

Ðau tim em hát cơ hồ khăn tang Phố chiều tôi bước lang thang

Nuôi con sông nhỏ mơ màng biển xanh Nửa đêm khói đốt đời anh

Yêu em câm lặng khô cành thu đông Lời ca ru cạn dòng sông

Trọn đời chạy trốn mống vồng cầu điên Bỏ mình nước chảy đồi tiên

Theo con chim dại lạc miền thiên hương Về đâu thương những con đường

Lê thê phố cũ nghe buồn hè xưa.

(Ngày Sinh Của Rắn, IX)

Vì vậy, khi đọc, ta không cần phải suy tư, triết lý gì nữa. Ta chỉ đọc thơ mà thôi. Và cõi thơ ấy, thật trong sáng; đôi khi thơ dại...

Tôi nằm cho rã chiếu cạp điều Nước chảy lên vùng phố tịch liêu Tôi nhớ một lần cây quế mọc

Tôi đứng gọi hương trọn buổi chiều.

Ðôi khi đơn giản mà đẹp lạ lùng. Ðẹp một cách bất ngờ. Ðẹp hết ý...

Mưa chiều thứ bảy tôi về muộn Cây khế đồi cao trổ hết bông.

(Ngày Sinh Của Rắn, III)

Một bài khác, càng giản dị hơn, lời lẽ đơn sơ đến mộc mạc, đơn sơ đến trẻ thơ, chẳng khác gì đi ngược về quá khứ mà làm một bài thơ bằng lời lẽ của tuổi thơ ấu vậy.

Tết Xưa

Lơ lửng bông mồng gà Chiều ba mươi tết ta Tôi ôm gà tre nhỏ Chạy trốn tuổi thơ qua.

Ðến như bài sau này thì hết lời bàn. Cả một đời trăn trở, vật mình với triết lý, ông vẫn cứ như vậy... vẫn bên này nhìn bên kia, đồi này ngóng đồi nọ; vẫn mây trắng bay, vẫn gọi nhau nhỏ nhẹ nỗi nhớ, vẫn sông sâu và ngày tháng đợi chờ... và vẫn một đêm, một tháng, một năm, một đời, trôi lang thang...

Thiên Sương

Mộng ở đầu cây mơ lá cây

Dòng sông ngừng chảy đợi mây bay Kêu nhau nhỏ nhẹ sầu năm ấy Chim hải hồ bay trắng tháng ngày Tình nhỏ quên rồi em ở đâu

Mây bỏ trời đi tìm sông sâu Em về lồng lộng như sương trắng Hồn chết trôi về Thương Hải Châu.

Ghi chú:

* Tựa đề một tác phẩm của ông: Ði Cho Hết Một Ðêm Hoang Vu Trên Mặt Ðất. + Tựa đề bài viết do PL đặt.

☸THƠ

Trên đỉnh tịch lặng

Rắn trườn lên đồi tây Rung hết cả rừng cây Gió về bên đồi đông

Tịch liêu. Chiều. Ráng hồng. Lang thang ngày mây trắng Rộn ràng như trẻ thơ Đêm về trên ngõ vắng Một mình. Im. Như tờ. Một đêm đã qua chưa Hoang vu đất lạnh tăm. Trên đỉnh tịch lặng ấy Lật nhẹ bảy mươi năm. Một đêm đã qua rồi Anh về, lời buông hết. Đồi cao. Ngồi. Lặng im. Hoa trắng rợp phương trời.

(Kính tiễn Thầy Phạm Công Thiện) Học trò nhỏ của Thầy,

Vĩnh Hảo

DANH LAM ☸

Một phần của tài liệu phapluan79 (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)