ngại nhưng xét theo tình Lam thì thấy mình đã thân quen lâu rồi và mạnh dạn bước vào. Hỏi thăm mới biết Sa di ni Phổ Tín là đệ tử của sư cô trú trì, nhận nhiệm vụ hướng dẫn cách thức sinh hoạt trong chùa cho thiếu niên.
Cần biết thêm là sư cô Minh Hiếu chỉ mới hơn ba mươi tuổi đời, tu ở miền Nam từ nhỏ, ra Bắc học đại học Phật giáo, sau khi tốt nghiệp thì được giới thiệu, bổ nhiệm làm trú trì hai chùa trên đất Bắc. Sau này trò chuyện với sư cô mới biết là hồi còn bé, sống ở Sài Gòn, sư cô đã có một thời gian rất ngắn làm đoàn sinh GĐPT. À, thì ra chủng tử GĐPT cũng thật là mạnh mẽ, vi diệu. Cho nên khi tạm ổn công việc thật sự ở chùa thì cô bắt ngay vun xới những mầm măng GĐPT nơi này. Sư cô xem đó là một Phật sự cần thực hiện sớm để truyền thừa Phật pháp.
Cho đến nay, trên đất Bắc vẫn còn nhiều làng xã chưa tôn tạo lại mái chùa cổ và dĩ nhiên những nơi mới trùng tu tái thiết chưa hề có bóng dáng áo Lam GĐPT. Không thể nào tìm ra một huynh trưởng GĐPT để phụ tá sư cô trong việc tổ chức giáo dục thế hệ
trẻ theo tinh thần Phật giáo. Thế mà một mình, với tầm huyết một nhà tu trẻ từng có duyên với áo Lam, hoa sen trắng, sư cô mạnh dạn giao cho đệ tử mình, một Sa di ni chỉ chừng 15–17 tuổi đảm trách việc hướng dẫn mầm măng GĐPT thật là đáng quý.
Nhìn thấy tôi bước lên phía trước, tất cả đều ngạc nhiên trố nhìn. Tôi tự giới thiệu cho sư chú biết mình là một huynh trưởng GĐPT vì nghe bài hát “Đóa sen trắng” mà vào đây. Tôi đã ngủ lại chùa hai đêm rồi nên sư chú cũng quen nhưng chắc là chưa tin tôi là huynh trưởng bởi thấy tôi là một cư sĩ đã lớn tuổi. Tôi liền xin phép chú hát lại bài “Đóa sen trắng” và tình nguyện tập cho các em.
May thay, cả chú và các em đều hoan hỉ thích thú. Nhìn những đôi mắt sang niềm vui, nét mặt thơ ngây lắng nghe khiến tôi xúc động vì cảm nhận các em rất khao khát nghe nhạc đạo. Tôi hứng chí, quên cả tuổi 60 của mình, cái tuổi được người xứ Bắc chào bằng “cụ”. Có mấy đạo hữu cũng đã vào chánh điện nghe “cụ bà” 60 ngồi giữa đám trẻ ca vui. Phải chăng đó cũng là
sức hút của GĐPT trong 60 năm qua?
Do thích hát nên các em đã theo nhịp rất nhanh và hát chuẩn hơn. Vì âm giọng địa phương khiến các em thường phát âm trầm thấp và dễ bị sai nhạc điệu. Có một em hỏi tôi ý nghĩa bài ca là gì và tôi lại kịp thời chốt ý ngắn gọn nội dung bài ca là nhắc chúng ta tin Phật, học Phật, vâng lời Phật dạy và luôn có ý thức tự sửa đổi thâm tâm của mình ngày càng thơm đẹp như hoa sen vươn lên từ bùn lầy hôi tanh mà tỏa hương bát ngát, bay xa. Sau đó tôi hát cho các em nghe bài “Trầm hương đốt”, bài nhạc lễ chính thức của GĐPT và bài “Chúng ta là chim bốn phương bay về đây…”.
Đã hết giờ sinh hoạt rồi, các em vẫn còn muốn tiếp tục ca vui nhưng ngại ảnh hưởng không gian yên tịnh của đất Chùa nên phải nói lời giả từ thôi.
Cuối buổi, các em cũng biết ra sân quay vòng tròn, bắt chéo tay, đồng hát bài “Dây thân ái”. Dứt bài hát, các em lại đồng thanh: “Chúng con kính chào sư phụ. Chúng con xin phép ra về”. Sư cô trú trì cũng chào tiễn còn sư
chú Phổ Tín lại yêu cầu tôi gửi đĩa nhạc GĐPT trong Nam ra cho chú hát luyện.
Các em về hết rồi, tôi dạo bước quanh sân chùa mà miên man suy nghĩ về những mầm măng đáng yêu, đáng quý này. Như sư cô trú trì đã giới thiệu là “Đường về chùa xa hun hút… đường nhỏ, ngõ cụt…”. Tuy vậy nơi đây vẫn có được một đạo tràng tụng kinh hàng đêm và cuối tuần sư cô lại dành một khoảng thời gian để nói pháp, dạy đạo đức cho lớp thiếu niên, dẫn dắt thế hệ trẻ đi vào đạo bằng những thời kinh ngắn cùng lời ca tiếng hát rất đạo vị, gieo vào lòng trẻ thơ những tình cảm than ái sâu sắc để huân tập những phẩm chất từ bi cao quý.
Tôi nghĩ những mầm măng này nếu được tưới tẩm sẽ trở thành hàng tre cứng cáp, bụi tre vững chắc, lũy tre dũng mãnh thì ngọn tuệ đăng Phật pháp sẽ trường tồn mãi cùng dân tộc. Là người Phật tử, ai cũng tin rằng nơi nào có ánh sáng Phật pháp soi rọi, nơi đó sẽ được chuyển hóa an vui, dù cho bao oan trái nghịch cảnh rồi cũng sẽ dần tan biến để hạnh phúc, bình yên, yêu thương, chia sẻ trùng khắp mọi
☸TÙY BÚT
nơi. Nhiều vị hoằng pháp chỉ quan tâm người trưởng thành và các bậc cao niên mà xem nhẹ thế hệ trẻ, một thế hệ trẻ mầm măng, kế thừa giữ gìn đạo pháp thì cũng chưa thể gọi là tròn công đức được.
Tuy nhiên muốn đào tạo hướng dẫn lớp trẻ này về trong ánh đạo thì cũng không ít chướng ngại và tốn nhiều công sức, tiền của. Do đó tổ chức GĐPT rất cần những vị trú trì đầy tâm huyết với tương lai Phật pháp, có lòng từ bi dành cho GĐPT mới giúp hoạt động này có cơ hội phát triển. Tôi xót xa suy nghĩ nếu các bậc tăng ni trẻ tuổi không chấp nhận dấng thân và những bậc huynh trưởng thiếu chí thành với màu áo Lam và hoa sen trắng thì ngày mai của những mầm măng này chắc hẳn sẽ suy dinh dưỡng, èo ọt và lụi tàn khi chưa kịp thành tre thôi.
Cầu xin chư Phật, chư Bồ- tát, chư Hộ Pháp gia trì bảo hộ cho những con người có đạo tâm muốn giữ gìn giềng mối của đạo pháp dù họ ở thành đô hay non cao hẻo lánh để mọi người đều được sống trong ánh hào quang của chư Phật.■
Thương Yêu là một phẩm chất cao quý, thiêng liêng của con người (và muôn loài) - cũng là đặc tính chung của nhiều tôn giáo, triết lý sống cao đẹp; để cuộc đời được thăng hoa, có ý nghĩa và đạt đến hạnh phúc chân chính lâu bền. Tình thương yêu là biểu hiện của cảm xúc, sự rung động tự nhiên của trái tim trước tác động trực tiếp (hay gián tiếp) của ngoại cảnh. Do vậy, tình thương yêu theo một bình diện nào đó - là thước đo giá trị phẩm chất mỗi người. Đó là một sự “ban tặng’ (hay hiến dâng) của người cho người một
CÓ NÊN
CẨN TRỌNG
KHI NGHE