Dịch nghĩa: Linh thụy Kê Viên đèn sáng dọi truyền cửa Bát Nhã
Quang khai Thứu Lãnh trăng tỏ chiếu khắp đất Già Lam
Đi chừng 150m, cuối đường Ấu Triệu, chùa Linh Quang hiện ra với vẻ đẹp của một ngôi danh lam cổ tự của chốn thần kinh. Tam quan trong của chùa ghi câu đối:
庭外設三關即俗即真無違此道 藏中開四教於頓於漸在乎當人
Đình ngoại thiết tam quan tức tục tức chân vô vi thử đạo
Tạng trung khai tứ giáo ư đốn ư tiệm tại hồ đương nhân
Dịch nghĩa: Ngoài sân thiết tam quan, là tục, là chân không trái đạo này
Trong kho khai tứ giáo, nơi đốn nơi tiệm chính ở người đây
Khuôn viên chùa khá rộng, phía trước sân chùa nhà bia hình bát giác có bài ký “Linh Quang tự bi kí” do Nguyễn Thuật hàm Thái tử Thiếu bảo, Hiệp biện Đại học sĩ, Cơ Mật viện đại thần lãnh Hình Bộ Thượng Thư, tước An Trường Tử về hưu soạn năm Thành Thái thứ 14 (1902). Bài văn bia nói lên lịch sử hình thành của chùa Linh Quang từ khi còn là thảo am Viêm Quang cho đến quá trình hợp nhất, trùng tu để hình thành lên chùa Linh Quang. Mặt sau của tấm bia ghi các vật cúng dường; số ruộng của chùa mua và của các thiện nam tín nữ cúng dùng để chi dùng và cúng lễ hàng năm.
H1
H2
Ngoài ra trong vườn chùa còn có văn bia tháp Tổ Phước Hậu trụ trì chùa Báo Quốc và Linh Quang lập ngày mồng 1 tháng 10 năm Quý Tỵ (ngày 7 tháng 11 năm 1953) ghi hành trạng và quá trình tu tập của ngài. Trong bia có khắc bài thơ của ngài:
心清天有月 性淨海無波 圓明藏一點 放出满山河
Tâm thanh thiên hữu nguyệt Tính tịnh hải vô ba
Viên minh tàng nhất điểm Phóng xuất mãn sơn hà
Dịch:
Lòng trong trăng tỏ rạng Tính lặng biển êm không Sáng tròn từ một chấm Lan tỏa khắp non sông (Lê Nguyễn Lưu dịch)
Chùa Linh Quang mang nhiều giá trị về mặt kiến trúc, trang trí. Tuy thành lập chưa lâu (chính thức là năm 1886) nhưng Linh Quang lại mang nhiều dấu ấn lịch sử Phật giáo xứ Huế. Nơi đây từng đặt Phật học đường (1944 - 1946); trụ sở của Giáo hội Tăng già Thừa Thiên (từ 1951)… Ngoài ra các đời trụ trì của chùa đều là những danh tăng của xứ Huế như Tổ sư Liễu Triệt, Nguyên Cáo, Đắc Cần, Đắc Ân, Phước Hậu, Tứ Thư, Mật Nguyện…■
Bài & ảnh: T.V.Q.
H1: Chánh điện chùa H2: Tháp Tổ Phước Hậu H3: Nhà bia
H4: Tam quan chùa Linh Quang H5: Trang trí trên mái chùa H6: Bức hoành phi đề: Linh Quang Tự
H5 H4 H4
☸VĂN HÓA ẨM THỰC
Huế từng là vùng đất phên dậu ở phương Nam của Đại Việt, thủ phủ của xứ đàng trong (1687-1775), kinh đô của cả nước thời Nguyễn (1802-1945), đô thị lớn của miền Nam thời đất nước bị chia cắt (1945-1975) và là trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch của miền Trung Việt Nam. Quần thể di tích Cố Đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa vật thể của nhân loại, đồng thời 10 năm sau đó Nhã nhạc Cung đình Huế cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2003. Bên cạnh những đặc trưng về mặt kiến trúc lịch sử và dân ca nhạc cổ dưới thời Nguyễn, Huế còn mang trong mình nhiều đặc trưng trong đó có “văn hóa ẩm thực”. Theo một số liệu thống kê không đầy đủ, trên cả nước có khoảng 1400 món ăn thì ở Huế có tới 1200 món ăn, điều đó đã nói lên sự phong phú và đa dạng về ẩm thực của mảnh đất Thần Kinh này. Ẩm thực Huế có nhiều phong cách khác nhau, được chia ra làm nhiều loại như: Ẩm thực Cung đình, ẩm thực dân gian... Trong đó