Nguyên nhân thị trường sơ cấp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Bộ môn Chứng khoán có thu nhập cố định Đề tài Nghiên cứu về Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam (Trang 37 - 38)

Về mặt cấu trúc kỳ hạn, thị trường đang tồn tại rất nhiều loại trái phiếu với những kỳ đáo hạn khác nhau, thường có kỳ hạn khá ngắn với mức bình quân 3,8 năm. Việc tồn tại quá nhiều trái phiếu nhưng với khối lượng nhỏ đã làm giảm tính thanh khoản của thị trường, đồng thời, điều này là một trong những trở ngại làm cho khó hình thành được đường cong lãi suất.

Cơ chế lãi suất trần không phù hợp

Thiếu các nhà tạo lập thị trường đúng nghĩa và thị trường bán lẻ trái phiếu

Thị trường trái phiếu Việt Nam hiện chưa có một tổ chức tạo lập thị trường đúng nghĩa. Việc thoái vốn của các định chế tài chính lớn sau giai đoạn khủng hoảng

2007 – 2008 đã làm cho thị trường trái phiếu Việt Nam thiếu vắng một tổ chức đủ tiềm lực để trở thành nhà tạo lập thị trường đúng nghĩa. Thêm vào đó, Việt Nam cũng chưa có chính sách để khuyến khích cũng như ràng các nghĩa vụ nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức này hình thành.

Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên, thị trường trái phiếu chưa nhận được sự quan tâm của các tầng lớp cư dân. Nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu hiện tại chỉ là các tổ chức, các định chế tài chính lớn. Điều này làm cho việc huy động vốn nhàn rỗi từ dân cư trở nên khó khăn hơn. Nguyên nhân của thực tế này được xác định là do thị trường bán lẻ trái phiếu chưa phát triển, từ đó, làm giảm tính hấp dẫn của trái phiếu đối với các tầng lớp dân cư.

Chưa hình thành được tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm

Một trong những điều kiện cần đó là hình thành các tổ chức đánh giá mức tín nhiệm. Tuy nhiên, theo các chuyên giá, Việt Nam hiện chưa có một cơ quan đánh giá mức tín nhiệm cho các sản phẩm trái phiếu được phát hành. Hiện Việt Nam đã xuất hiện các tổ chức tiền thạn của cơ quan đánh giá định mức tín nhiệm. Tuy nhiên, các tổ chức này chưa được công nhận vì nhiều nguyên nhân: (1) Nhân sự tại Việt Nam chưa đủ để đáp ứng chuyên môn của việc đánh giá định mức tín nhiệm; (2) Việt Nam chưa có một văn hóa tín nhiệm, do đó, thái độ của một tổ chức (hay cá nhân) trước một nhận định của một tổ chức về tín nhiệm thường là không thích; (3) Việc thuê các tổ chức như S&P, Moody lại tốn khá nhiều chi phí.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Bộ môn Chứng khoán có thu nhập cố định Đề tài Nghiên cứu về Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w