Sản phẩm phái sinh tín dụng trên thị trường trái phiếu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Bộ môn Chứng khoán có thu nhập cố định Đề tài Nghiên cứu về Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam (Trang 31 - 33)

Sản phẩm phái sinh tín dụng là thỏa thuận song phương giữa người bán rủi ro (người mua sự bảo vệ) và người mua rủi ro (người bán sự bảo vệ). Ngoài cung cấp sự bảo hiểm rủi ro cho nhà đầu tư, cho tổ chức phát hành, sản phẩm phái sinh tín dụng còn góp phần làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản cơ sở. Hiện tại, thị

trường trái phiếu Việt Nam chưa phát triển, ngay cả sản phẩm trái phiếu vẫn chưa đa dạng, vì vậy các sản phẩm phái sinh tín dụng cũng rất ít. Sản phẩm trên thị trường gần đây chỉ mới dừng lại ở nghiệp vụ Repo. Kỳ hạn chuẩn của Repo phổ biến là qua đêm, vài ngày hoặc vài tuần, 1, 2, 3 hoặc 6 tháng.

Xu hướng giao dịch repo được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng do tính thanh khoản cao của trái phiếu chính phủ. Đây cũng là xu hướng vận động trên thị trường trái phiếu quốc tế.

Để đưa giá trị giao dịch repo trên thị trường trái phiếu Việt Nam tiệm cận với các thị trường quốc tế, đồng thời tiếp sức cho giao dịch repo diễn ra sôi động hơn thông qua tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, năm 2019, Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) đã chính thức công bố hợp đồng khung chuẩn giao dịch mua bán lại (repo) tại Việt Nam tạo thêm bước chuyển tích cực cho giao dịch repo trên thị trường thứ cấp TPCP nói riêng và sau này là thị trường trái phiếu doanh nghiệp, cũng như các giao dịch khác trên thị trường tài chính, tiền tệ.

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh, Bộ Tài chính ban hành 02 Thông tư về giá dịch vụ trên thị trường chứng khoán trong đó có giá giao dịch trái phiếu chính phủ. Điều này góp phần thúc đẩy giao dịch trên thị trường thứ cấp trái phiếu chính phủ.

Khối lượng giao dịch TPCP trên thị trường thứ cấp giai đoạn 2018-2020

Loại giao dịch 2018 2019 2020 Giao dịch thông thường 908.699 1.032.416 1.593.668 Giao dịch repo 973.725 899.628 721.469 Tổng giá trị giao dịch 1.882.424 1.932.044 2.315.137 Giá trị giao dịch bình quân phiên 7.530 7.728 9.187

Ngoài hai sản phẩm cơ bản là Outright và Repos, trước xu thế phát triển mạnh của giao dịch Repos, vào cuối năm 2018, đã có thêm 2 sản phẩm Repos gồm Vay trái

phiếu, Bán kết hợp mua lại được giới thiệu ra thị trường. Sản phẩm phái sinh hợp đồng tương lai (HĐTL) TPCP 5 năm bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2019 và mới đây là HĐTL TPCP 10 năm ra mắt vào tháng 6/2021 đã bổ sung thêm công cụ phòng vệ rủi ro cho nhà đầu tư. Tháng 7 năm 2021, sản phẩm mua lại có kỳ hạn TPCP từ nguồn NSNN tạm thời nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước đã được triển khai chính thức, tạo thêm một kênh mới, giúp các chủ sở hữu có thể bán lại TPCP cho KBNN, lần đầu tiên mở ra cơ chế cho phép KBNN trở thành nhà đầu tư có thể mua lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường thứ cấp do chính tổ chức này phát hành.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN Bộ môn Chứng khoán có thu nhập cố định Đề tài Nghiên cứu về Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w